Bất ngờ với lợi ích của trà gừng

Trà gừng có tác dụng gì?

Gợi ý các loại trà giúp giảm đau, ngứa họng

Các loại trà giảm đau ngứa cổ họng

Các loại nước ép giúp bạn tăng cường miễn dịch khi ốm

Những loại trà thảo mộc giúp bạn "đánh bại" cơn đau nửa đầu

Tác dụng của trà gừng

Giảm buồn nôn và nôn

Uống trà gừng có thể thúc đẩy sự di chuyển của thức ăn qua đường tiêu hoá và đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày, do đó làm giảm sự khó chịu ở hệ tiêu hoá. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Thực phẩm (Foods) của Thuỵ Sĩ năm 2018 cho thấy, gừng an toàn và hiệu quả cho phụ nữ mang thai, có thể giúp giảm đáng kể buồn nôn và nôn cho thai phụ. Theo nghiên cứu của Hiệp hội Điều dưỡng Danh dự Quốc tế Sigma Theta Tau (trụ sở tại Mỹ) năm 2021, gừng cũng có khả năng ngăn ngừa buồn nôn và nôn sau phẫu thuật.

Chuyên gia dinh dưỡng Amanda Sauceda tại California cho biết, hầu hết các nghiên cứu này đều tập trung vào dùng thực phẩm bổ sung gừng hơn là uống trà gừng, tuy nhiên, khi uống trà gừng, bạn vẫn sẽ nhận được những hợp chất có lợi, dù không ở mức như trong thực phẩm bổ sung.

Tăng cường miễn dịch

Một số hợp chất trong trà gừng có thể hỗ trợ sức khỏe miễn dịch bằng cách điều chỉnh các nhân tố gây viêm trong cơ thể. Đặc tính kháng khuẩn của gừng có khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nấm và virus. Theo chuyên gia Sauceda, điều này có thể là do sự hiện diện của một số hợp chất cụ thể trong gừng, chẳng hạn như gingerol.

Ccác nghiên cứu tiền lâm sàng đã đưa ra một số kết quả đầy hứa hẹn. Ví dụ, một nghiên cứu trên chuột, đăng trên Tạp chí Quốc tế về Đại phân tử Sinh học (International journal of biological macromolecules) năm 2022 cho biết, một số hợp chất chiết xuất từ ​​rễ gừng có thể cải thiện thành phần của hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến tăng cường chức năng miễn dịch.

Hay một nghiên cứu trong ống nghiệm năm 2013 của Hiệp hội Dân tộc học Quốc tế (International Society for Ethnopharmacology) cho thấy, gừng tươi có thể có tác dụng kháng virus, chống virus hợp bào hô hấp (loại virus gây các triệu chứng giống cảm lạnh). Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn ở người về tác dụng của trà gừng đối với chức năng miễn dịch.

Có lợi cho đường ruột

Trà gừng giúp giảm trào ngược acid dạ dày

Trà gừng giúp giảm trào ngược acid dạ dày

Ngoài chống buồn nôn, trà gừng còn cải thiện sự khó tiêu bằng cách giảm áp lực lên cơ thắt thực quản dưới, giúp giảm các triệu chứng như trào ngược acid và ợ nóng. Theo một nghiên cứu năm 2022 đăng trên Tạp chí Chất bổ sung Chế độ ăn (Journal of dietary supplements), bổ sung chiết xuất gừng trong 4 tuần có thể giúp giảm các triệu chứng khó tiêu như đau dạ dày, đầy hơi và cảm thấy nhanh no. Một nghiên cứu khác cho thấy nó có thể giúp cải thiện tình trạng nôn ở trẻ bị viêm dạ dày ruột virus (hay cúm dạ dày).

Tăng cường sức khoẻ tim

Tác dụng chống oxy hoá, chống viêm và khả năng chống lại gốc tự do gây hại của gừng có lợi cho sức khoẻ tim mạch. Ngoài ra, theo chuyên gia Sauceda, gừng thậm chí có thể giúp hạ huyết áp và giảm chỉ số cholesterol, cả hai đều có lợi cho tim.

Mặc dù không có nhiều nghiên cứu cụ thể về trà gừng nhưng đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh đặc tính bảo vệ tim của gừng. Ví dụ, một đánh giá năm 2022 đăng trên tạp chí Current pharmaceutical design của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cho thấy, gừng có thể cải thiện chỉ số chất béo trung tính và cholesterol toàn phần, giảm "cholesterol xấu" LDL và tăng "cholesterol tốt" HDL.

Theo nghiên cứu của Hội Dinh dưỡng đường tĩnh mạch và đường ruột Úc (Australian Society of Parenteral and Enteral Nutrition) năm 2017, bổ sung gừng hàng ngày có liên quan đến giảm nguy cơ tăng huyết áp và bệnh tim.

Giảm đau và giảm viêm

Gừng còn có thể giảm viêm và giảm đau, từ đó giúp ngăn ngừa và cải thiện các tình trạng sức khoẻ mạn tính, trong đó có các vấn đề về khớp. Gừng có khả năng làm giảm mức độ của các dấu hiệu viêm như protein phản ứng C và interleukin 1-beta ở những người bị viêm khớp dạng thấp.

Nên uống trà gừng khi nào?

- Trước khi đi xe đường dài: Trà gừng thường được sử dụng như một biện pháp tự nhiên giảm say tàu xe. Bạn uống một chút trước khi lên xe hoặc đem theo trên xe.

- Thay cho cà phê buổi sáng: Điều này giúp ích cho những người đang muốn giảm lượng caffeine nạp vào cơ thể.

- Khi bắt đầu sổ mũi: Trà gừng giúp tăng cường chức năng miễn dịch chống lại nhiễm trùng.

- Cùng với bữa ăn: Trà gừng giúp thức ăn di chuyển qua đường tiêu hoá tốt hơn, giảm đầy hơi và khó chịu sau ăn.

- Trước khi ngủ: Trà gừng không chứa caffeine nên bạn có thể thưởng thức bất kỳ thời điểm nào trong ngày mà không lo ảnh hưởng đến giấc ngủ.

 
 
Nguyễn Thanh (Theo MindBodyGreen)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp