Bị mất cân bằng điện giải có dấu hiệu như thế nào?
10 loại trái cây giải nhiệt bổ sung điện giải cho cơ thể ngày nắng nóng
Nắng nóng: Làm sao cải thiện tình trạng mất cân bằng điện giải?
Lưu ý khi dùng nước khoáng giải khát trong mùa Hè
5 trái cây giàu chất điện giải cho người ăn kiêng
Chất điện giải là gì?
Chất điện giải là loại khoáng chất tích điện thiết yếu được cơ thể sản sinh và cũng có trong thực phẩm, đồ uống. Các khoáng chất như calci, magne, kali, phosphate, clorua và natri... là những chất điện giải quan trọng.
Chất điện giải rất quan trọng để duy trì cơ thể và tâm trí khỏe mạnh vì chúng cân bằng lượng chất lỏng, duy trì độ pH trong máu, giúp cơ bắp, dây thần kinh, tim và tế bào não hoạt động, giúp vận chuyển chất dinh dưỡng đến tế bào và bài tiết độc tố ra khỏi tế bào của cơ thể.
5 dấu hiệu hàng đầu cho thấy cơ thể cần bổ sung điện giải
Yếu cơ hoặc chuột rút cơ bắp
Chất điện giải hỗ trợ chức năng bình thường của cơ. Khi chúng ta vận động, cơ sẽ sử dụng lượng dự trữ các chất dinh dưỡng này. Nếu bạn đang bị yếu cơ và/hoặc chuột rút cơ, cơ thể có thể đang cần được bổ sung điện giải.
Cảm thấy khó chịu
Nếu bạn nhận thấy mình nhạy cảm hoặc dễ cáu hơn bình thường, thiếu chất điện giải có thể là nguyên nhân. Sự mất cân bằng điện giải đôi khi có thể ảnh hưởng đến chức năng não, dẫn đến tâm trạng thất thường, cáu gắt, thậm chí rối loạn tâm thần.
Khó chịu ở bụng
Cảm thấy buồn nôn hoặc gặp vấn đề về đường tiêu hoá cũng có thể là dấu hiệu cơ thể bạn cần nhiều chất điện giải hơn. Không ít người bị buồn nôn vào cuối buổi chạy hoặc sau khi chạy, bổ sung nước điện giải chứa natri trước, trong và sau khi chạy giúp giảm bớt tình trạng này.
Nồng độ natri giảm
Những trường hợp thiếu chất điện giải nghiêm trọng có thể dẫn đến hạ natri máu. Tình trạng này cũng xảy ra nếu bạn uống nhiều nước để bù nước nhưng không bổ sung lượng natri đã bị mất qua mồ hôi. Hạ natri máu là hiện tượng nguy hiểm, có thể gây hôn mê, rối loạn tâm thần, buồn nôn, yếu cơ, thậm chí tử vong.
Nhịp tim bất thường
Các chất điện giải như kali và calci đóng vai trò chính trong việc duy trì nhịp tim bình thường. Mất cân bằng các chất điện giải này có thể dẫn đến nhịp tim không đều, đánh trống ngực hoặc nhịp tim nhanh. Tình trạng mất cân bằng quá lớn thậm chí có thể gây ra rủi ro nghiêm trọng cho sức khỏe tim mạch.
Cách bổ sung chất điện giải
Uống các loại nước giàu chất điện giải tự nhiên
Nước dừa có ít đường tự nhiên và có chứa nhiều chất điện giải, gồm natri, kali, calci và magne; Sữa ngoài nguồn cung cấp dồi dào các chất điện giải như calci, natri và kali, còn cung cấp sự kết hợp với lành mạnh giữa carbohydrate và protein là hai chất dinh dưỡng đa lượng giúp bạn tiếp nhiên liệu và thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương mô cơ sau khi tập luyện. Ngoài ra, kết hợp uống các loại nước trái cây khác như nước dưa hấu, nước cam,...
Ăn nhiều thực phẩm nguyên chất
Chế độ ăn uống đầy đủ, nhiều trái cây và rau củ có vai trò quan trọng khi cơ thể đang thiếu chất điện giải. Điển hình như quả bơ, chuối và rau chân vịt là nguồn cung cấp kali dồi dào; Hạnh nhân và đậu phụ chứa nhiều magne,...
Dùng thực phẩm bổ sung
Bên cạnh ăn rau củ quả tươi nguyên chất, uống nhiều nước, bạn cũng có thể tham khảo dùng sản phẩm thực phẩm bổ sung chất điện giải bán sẵn như dạng viên nén, bột và viên nang để thêm vào nước hoặc đồ uống khác.
Bình luận của bạn