5 triệu chứng đường huyết cao ảnh hưởng đến gan

Lượng đường trong máu tăng cao ảnh hưởng đến chức năng gan thế nào?

Chỉ số đường huyết an toàn cho người bệnh đái tháo đường bị suy thận

Đường huyết không ổn định ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ

Đo đường huyết như thế nào sẽ cho kết quả chính xác?

Người bệnh đái tháo đường nên đo đường huyết lúc nào chính xác nhất?

Bệnh đái tháo đường ảnh hưởng đến gan thế nào?

Những người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ kháng insulin cao hơn - tình trạng các tế bào của cơ thể không phản ứng đúng cách với hormone insulin. Insulin chịu trách nhiệm điều chỉnh lượng đường trong máu, kháng insulin có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao. Điều này làm hỏng các tế bào gan và khiến nơi đây tích trữ nhiều chất béo hơn, nguy cơ phát triển bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.

Ngoài ra, ở những người mắc bệnh đái tháo đường thường có mức cholesterol cao. Tình trạng này có thể làm hỏng tế bào gan và góp phần dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.

Triệu chứng của bệnh gan do đái tháo đường

Trong giai đoạn đầu của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, người bệnh thường không thấy có triệu chứng. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng sau:

- Mệt mỏi: Là triệu chứng phổ biến của nhiều tình trạng bệnh lý, trong đó có gan nhiễm mỡ không do rượu.

- Đau bụng: Có thể bị đau vùng bụng trên bên phải, cơn đau thường âm ỉ và nhức nhối, đôi khi đau dữ dội.

- Vàng da: Hợp chất bilirubin được sản xuất quá mức so với bình thường và lưu thông trong máu, sẽ khiến các tế bào gan không kịp chuyển hóa và tồn đọng trong máu, gây vàng da.

- Gan lách to: Là tình trạng gan và lá lách bị phì đại, dấu hiệu cho thấy gan bị tổn thương.

- Báng bụng: Hay cổ trướng, là tình trạng ứ đọng dịch trong ổ bụng, làm bụng to lên.

Cách cải thiện sức khỏe của gan

Một số biện pháp người mắc gan nhiễm mỡ không do rượu có thể làm để cải thiện chức năng gan, gồm:

- Giảm cân: Ở những người thừa cân hay béo phì, giảm cân có thể giúp giảm lượng chất béo trong gan.

- Kiểm soát lượng đường trong máu: Giúp bảo vệ tế bào gan khỏi bị hư hại.

- Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh: Chẳng hạn như chế độ ăn Địa Trung Hải, giúp giảm nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ không do rượu và các bệnh gan khác.

- Tập thể dục thường xuyên: Giúp giảm lượng chất béo trong gan và cải thiện độ nhạy insulin.

- Tránh uống rượu: Vì rượu gây hại tế bào gan và khiến bệnh gan nhiễm nặng hơn.

- Những người bị gan nhiễm mỡ không do rượu nên tái khám đúng hẹn của bác sĩ để theo dõi và kiểm soát hiệu quả.

 
Nguyễn Thanh (Theo India.com)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa