Đường huyết không ổn định ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ

Lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp có hại ra sao?

Cách cải thiện tình trạng khó ngủ cho người bệnh đái tháo đường

Chế độ dinh dưỡng cho người bị lupus ban đỏ

5 lưu ý giúp trẻ có đường ruột khỏe mạnh

"Cú đêm" với lối sống kém lành mạnh dễ mắc đái tháo đường

Đường huyết cao ảnh hưởng sức khỏe thế nào?

Khi lượng đường trong máu quá cao, cơ thể sẽ hoạt động để loại bỏ lượng đường dư thừa, dẫn đến một loạt triệu chứng. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (ADA), về lâu dài, tình trạng này có thể dẫn đến bệnh tim, bệnh thận, tổn thương thần kinh và các vấn đề về thị lực.

Đi tiểu nhiều hơn

Khi lượng đường trong máu cao, thận sẽ cố gắng loại bỏ glucose bằng cách bài tiết qua nước tiểu. Cơ thể cần rút thêm nước từ các mô để loại bỏ lượng đường dư thừa. Quá trình này khiến bạn đi tiểu nhiều hơn, cảm thấy khát, da và miệng cảm thấy khô hơn.

Dễ nhiễm trùng

Lượng đường trong máu tăng tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và các mầm bệnh khác phát triển. Mức đường huyết cao liên tục làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng nấm men và nhiễm trùng da. Đồng thời, vết thương cũng lâu lành hơn bình thường.

Nhìn mờ

Theo Viện Đái tháo đường, tiêu hóa và bệnh thận quốc gia của Mỹ (NIDDK), khi cơ thể rút nước từ các mô để loại bỏ lượng đường dư thừa trong máu, nồng độ chất lỏng trong mắt có thể thay đổi theo, gây sưng mô khiến mắt bạn khó tập trung hơn và làm mờ tầm nhìn.

Mệt mỏi

Tình trạng mệt mỏi, lờ đờ, cáu gắt là một số triệu chứng phổ biến nhất khi đường huyết cao. Lượng đường dư thừa trong máu ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, các tế bào trên toàn cơ thể có thể không nhận được oxy và năng lượng cần thiết, do đó khiến bạn mệt mỏi hơn. Tình trạng mất nước và viêm do đường huyết cao cũng góp phần gây mệt mỏi.

Khó suy nghĩ rõ ràng

Lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến những thay đổi sinh học trong não, làm tăng sự lo âu và ảnh hưởng đến chức năng nhận thức, dẫn đến khó suy nghĩ rõ ràng, trí nhớ kém, tốc độ nhận thức chậm hơn và thiếu tập trung.

Đường huyết thấp ảnh hưởng sức khỏe thế nào?

Sương mù não là một trong những hiện tượng cảnh báo đường huyết quá thấp

Sương mù não là một trong những hiện tượng cảnh báo đường huyết quá thấp

Khi lượng đường trong máu quá thấp, não và các cơ quan sẽ không nhận được năng lượng cần thiết. Tình trạng này thường gặp nhất ở những người mắc đái tháo đường. Ngoài ra, việc ăn quá ít, bỏ bữa và một số tình trạng sức khỏe cũng có thể khiến đường huyết thấp. Nguy hiểm là khi không phải lúc nào đường huyết thấp cũng biểu hiện ra các triệu chứng, điều này làm tăng rủi ro về sức khỏe.

Sương mù não

Não bộ rất nhạy cảm khi lượng đường trong máu thấp. Khi não không nhận được năng lượng cần thiết, bạn có thể bắt đầu gặp các triệu chứng lú lẫn, mờ mắt, nhức đầu, chóng mặt hoặc choáng váng.

Tim đập nhanh

Đường huyết thấp cũng dẫn đến phản ứng căng thẳng của cơ thể. Hormone epinephrine được giải phóng, gây ra các triệu chứng như nhịp tim nhanh hoặc không đều, run rẩy, rùng mình và đổ mồ hôi. Nhưng nếu đường huyết thấp xảy ra quá thường xuyên, cơ thể có khả năng ngừng giải phóng hormone này, dẫn đến tình trạng không nhận thức được hạ đường huyết.

Lo âu

Các hormone căng thẳng được giải phóng khi đường trong máu thấp cũng góp phần gây cảm giác bồn chồn, hồi hộp và lo âu. Tâm trạng có thể thất thường, cáu gắt, suy nhược và buồn ngủ. Trường hợp nghiêm trọng có thể gây mất ý thức hoặc co giật, cần được cấp cứu khẩn.

Vấn đề về giấc ngủ

Đường huyết thấp cũng cản trở giấc ngủ. Theo NIDDK, lượng đường trong máu thấp qua đêm có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ như gây ác mộng, đổ mồ hôi nhiêu, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu sau khi thức dậy.

 
Nguyễn Thanh (Theo MSN)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Huyết học