Những bệnh tật nguy hiểm dễ mắc vào mùa hè

Mùa hè là khoảng thời gian nhiều người bị cháy nắng, bỏng nắng

Những căn bệnh “rình rập” bé yêu ngày nắng nóng

Cách phòng 5 chứng bệnh mùa hè thường gặp

Bệnh mùa hè thường gặp ở trẻ em

Quyết liệt chặn dịch bệnh mùa hè

Cháy nắng

Cháy nắng có thể xảy ra chỉ với một vài giờ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Cháy nắng là tình trạng da bị đau khi chạm vào sau khi tiếp xúc với ánh nắng. Mụn nước có thể xuất hiện sau khi da bị lột. Cháy nắng cũng có thể khiến bệnh nhân lên cơn sốt, ớn lạnh, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn hoặc nổi mẩn.

Cháy nắng có thể gây tổn thương da mạn tính, chẳng hạn gây ra các nếp nhăn, các nốt ruồi và ung thư da. Hãy sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài trời nắng ngay cả ngày có nhiều mây là cách tốt nhất để ngăn chặn tình trạng cháy nắng. Mặc dù cơ thể người luôn cần có vitamin D nhưng chúng ta vẫn cần được bảo vệ dưới ánh nắng mặt trời.

Bệnh Lyme

Bệnh Lyme là bệnh phát ban kinh niên do một loại ve thân cứng gây ra. Hầu hết mọi người không hề biết mình bị cắn và chỉ nhìn thấy khi vết cắn phát ban đỏ hình tròn. Vết cắn hình tròn nhìn thấy rõ trong giai đoạn ba ngày đến khoảng một tháng sau khi bị cắn.

Bệnh có thể kèm các triệu chứng giống như cúm. Một số bệnh nhân có thể tự khỏi nhưng cũng có những bệnh nhân tiển triển thành đau khớp, suy nhược, mệt mỏi và bị các vấn đề về thần kinh nếu không được điều trị bằng kháng sinh. Trong dài hạn, bệnh Lyme mạn tính có thể dẫn đến bệnh tâm thần hoặc nhận thức kém và viêm khớp.

Phòng ngừa bệnh bằng cách sử dụng thuốc chống côn trùng, mặc áo dài tay, mang vớ... Kiểm tra da hằng ngày xem có bị bọ cắn không.

Say nắng

Khi đổ mồ hôi quá nhiều, chúng ta mất muối và nước, dẫn đến tình trạng kiệt sức vì mất nước. Nhiệt độ cơ thể tăng lên kèm theo các triệu chứng buồn nôn, đau đầu, chóng mặt muốn ngất có thể xảy ra. Di chuyển đến một nơi thoáng mát và uống nước trong vòng 30 phút. Nếu không được điều trị, kiệt sức có thể trở thành say nắng - xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng lên trên 40 độ C. 

Nếu như bệnh nhân không hồi phục mà có dấu hiệu lẫn lộn, lảm nhảm, nôn, thở nhanh, cần gọi cấp cứu ngay hoặc đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu.

Da nổi mụn

Ngày hè cũng là lúc tuyến mồ hôi dễ bị tắc dẫn đến mụn nhỏ, phát ban, mụn rôm. Giữ cho da mát mẻ và tẩy tế bào chết thường xuyên để hạn chế tối đa các tế bào này tạo lớp sừng ngăn cản da tiết mồ hôi.

Nếu có phản ứng dị ứng nghiêm trọng, thậm chí là sốc phản vệ, bạn cần đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện để điều trị. 

Tiêu Bắc H+ (Healthista)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp