Trẻ sẽ học được nhiều kiến thức hơn với những câu hỏi "vì sao"
Đưa trẻ nhập viện ngay khi có dấu hiệu đột quỵ
Dạy con tốt bụng hơn giỏi giang
Nhọc nhằn dạy con tự kỷ !
Làm sao dạy con tránh "yêu râu xanh"?
Mệt mỏi vì những câu hỏi của con
Không ít lần chị Phương (Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy) bối rối trước câu hỏi của cậu con trai 5 tuổi. Bé Tôm, con trai chị rất thích hỏi vặn. Khi đã thắc mắc thì phải hỏi cho ra mới thôi. Nếu câu trả lời của chị chưa thỏa đáng thì Tôm sẽ ra hỏi bố, hỏi ông bà. Nếu bé Tôm hỏi: “Mẹ ơi, sao con ong lại biết bay?” thì chị trả lời: “Vì nó có cánh con à”. Ngay lập tức bé sẽ hỏi lại:“Sao cái quạt có cánh mà không biết bay”, chị lại tiếp túc hành trình trả lời câu hỏi của con:“Vì con chim là động vật, cánh quạt là đồ vật. Động vật thì biết ăn, biết ngủ, còn đồ vật không như thế”, thì con chị lại hỏi: “Sao máy bay là đồ vật mà vẫn bay được hả mẹ?”. Cứ như thế, khi mẹ giải thích xong, Tôm cũng phải hỏi lại cho đến khi chán thì thôi.
Trẻ thường hay đặt câu hỏi với những sự vật, sự việc diễn ra xung quanh
Cũng giống như bé Tôm, bé Bống (6 tuổi) nhà anh Minh cũng thường xuyên "làm khó" bố mẹ với những câu hỏi. Khi bắt gặp một điều gì đó mới, Bống luôn đặt ra câu hỏi khiến vợ chồng anh không kịp trả lời, đôi lúc thấy bực mình với con. Con thắc mắc:“Bố ơi, tại sao con không được ăn nhiều kẹo, tại sao mẹ bắt con đánh răng, sâu chỉ ăn lá cây sao lại có trong răng con được?...”. Dù đã trả lời xong những câu hỏi của con, nhưng bé vẫn có vẻ suy nghĩ và định đặt thêm những câu hỏi mới. Đến lúc này, anh đành phải bảo con rằng mình đang bận. Khi nào có thời gian, sẽ trả lời những câu hỏi của con.
Nguyên tắc trả lời những câu hỏi của bé
Không lảng tránh câu hỏi: Con sinh ra từ đâu là một trong những thắc mắc phổ biến của bé. Nhiều phụ huynh tỏ ra lảng tránh câu hỏi này. Tuy nhiên đây không phải là điều tốt bởi tâm lý tò mò của trẻ một khi đã khơi dậy thì chúng nhất định tìm hiểu đến cùng. Bố mẹ nên trả lời con một cách khéo léo nhất chứ không nên lảng tránh hoặc trả lời một cách qua loa, đại khái hoặc khất lần bằng câu “lớn lên con sẽ biết”. Nếu bạn lảng tránh, bé sẽ nghĩ bạn không biết hoặc chúng sẽ đi tìm câu trả lời bằng những cách khác.
Phụ huynh nên vui vẻ giải đáp những thắc mắc của con
Trả lời bằng cách đặt câu hỏi ngược lại: Khi trẻ nêu ra câu hỏi, bạn đừng bao giờ vội vã giải thích hoặc trả lời ngay, mà có thể dùng hình thức hỏi ngược lại câu hỏi của trẻ để khơi gợi trẻ tự suy nghĩ, tìm ra câu trả lời độc lập hoặc bạn cùng trao đổi với trẻ nhằm loại trừ các sai sót để có được câu trả lời chính xác nhất.
Tránh "hớ" khi giải thích cho con: Phần lớn các bé không chịu dừng lại trước một đáp án của cha mẹ mà thích “vặn vẹo” lại. Điều này khiến không ít bậc phụ huynh rơi vào tình huống khó xử vì sợ lời giải thích không logic sẽ làm hại con.Vì thế, cha mẹ cần cẩn trọng trong lời nói. Đối với những câu hỏi của trẻ đưa ra, để có cách trả lời tốt nhất vừa thoả mãn tính hiếu kỳ, lại vừa kích thích tư duy cha mẹ nên trả lời con theo kiểu cùng thăm dò, trao đổi.
Thừa nhận những gì mình không biết: Bạn có thể lo lắng vì không giải đáp nhanh, thỏa đáng những câu hỏi của con. Nhưng thực tế, sẽ không sao cả nếu bạn thừa nhận mình không biết đáp án. Nếu bạn không tìm được câu trả lời cho câu hỏi: "Vì sao quả cam có màu vàng cam?" Mẹ hãy thử trả lời: "Mẹ cũng không biết nữa. Mỗi loại quả có một màu riêng mà con". Điều này trì hoãn bé không hỏi tiếp, hơn nữa sẽ cung cấp thời gian cho hai mẹ con cùng tìm hiểu câu trả lời.
Bình luận của bạn