Uống sữa có thể gây trào ngược acid dạ dày?

Có mối liên hệ giữa sữa và chứng trào ngược acid dạ dày?

Cách nhận biết viêm dạ dày và trào ngược acid dạ dày

4 dấu hiệu cảnh báo trào ngược acid dạ dày

Mách bạn 7 cách đối phó với chứng ợ nóng

7 loại thực phẩm có thể gây ợ chua

Tư thế ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ đường ruột thế nào?

Trào ngược dạ dày xảy ra khi acid dạ dày trào ngược vào thực quản, gây ra ợ nóng. Trong một số trường hợp, trào ngược acid thường xuyên hoặc liên tục thậm chí có thể dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản (Gastroesophageal Reflux Disease - GERD), một bệnh lý nghiêm trọng và dai dẳng hơn. 

Sữa có thể gây trào ngược acid?

Trào ngược acid có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm chế độ ăn uống không lành mạnh (chẳng hạn như ăn nhiều thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, thực phẩm giàu chất béo như phô mai, bơ, sữa tươi nguyên chất, đồ uống có chứa caffeine...), căng thẳng, nằm ngay sau khi ăn và một số tình trạng bệnh lý.

Mặc dù có một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp giảm nồng độ acid, nhưng uống sữa là một trong những cách phổ biến nhất được sử dụng để giảm sự khó chịu do chứng trào ngược acid dạ dày gây ra. Tuy nhiên, một số người phàn nàn về việc gặp phải các triệu chứng trào ngược trầm trọng hơn do sữa.

Theo bác sĩ dinh dưỡng người Ấn Độ Rohini Patil, sữa có thể tạm thời giảm acid dạ dày trong thời gian ngắn, nhưng tác dụng lâu dài của nó có thể biến đổi

Theo bác sĩ dinh dưỡng người Ấn Độ Rohini Patil, sữa có thể tạm thời giảm acid dạ dày trong thời gian ngắn, nhưng tác dụng lâu dài của nó có thể biến đổi

Hướng dẫn lâm sàng, chẩn đoán và kiểm soát bệnh trào ngược dạ dày thực quản của Đại học Tiêu hóa Mỹ (American College of Gastroenterology) không liệt kê các sản phẩm từ sữa là nguyên nhân gây ra acid và ợ chua. Tuy nhiên, các sản phẩm sữa giàu chất béo, chẳng hạn như sữa tươi nguyên chất và sữa chua lại có thể dẫn đến chứng ợ nóng. Trên thực tế, một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2022 do Viện Tiểu đường, Tiêu hóa và Thận Quốc gia Mỹ cũng cho thấy tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng trào ngược acid dạ dày.

Chất béo trong sữa khiến cơ thắt thực quản dưới (Lower Esophageal Sphincter - LES) giãn ra, làm acid dạ dày trào ngược lên thực quản và gây trầm trọng các triệu chứng bệnh. Hơn nữa, protein trong sữa có thể kích thích sản xuất gastrin - một loại hormone làm tăng tiết acid dạ dày. Mặc dù sữa có thể giúp giảm cơn khó chịu cho một số người, nhưng nó có thể dẫn đến tăng acid và hiện tượng trào ngược đối với những người khác, đặc biệt khi họ uống sữa và sử dụng các sản phẩm từ sữa với số lượng lớn.

Trào ngược acid và hội chứng không dung nạp lactose

Không dung nạp lactose xảy ra khi cơ thể không có khả năng tiêu hóa lactose (một loại đường tự nhiên trong sữa) dẫn đến các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu và tiêu chảy. Đối với những người mắc hội chứng này, uống sữa có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng trào ngược acid bằng cách tăng sản xuất acid và gây khó chịu hơn cho dạ dày. 

Sữa có thể gây ra các vấn đề về Tiêu hóa đối với những người không dung nạp lactose, dẫn đến khó chịu và trào ngược dạ dày

Sữa có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa đối với những người không dung nạp lactose, dẫn đến khó chịu và trào ngược dạ dày

Làm thế nào để giải quyết tình trạng trào ngược acid dạ dày do sữa gây ra?

Để kiểm soát trào ngược acid do sữa gây ra, hãy ghi nhớ 5 lời khuyên dưới đây:

1. Chuyển sang dùng sữa ít béo hoặc các sản phẩm thay thế có nguồn gốc từ thực vật như sữa hạnh nhân, sữa đậu nành hoặc sữa yến mạch.

2. Giảm lượng tiêu thụ các sản phẩm sữa để hạn chế nguy cơ sản sinh quá nhiều acid.

3. Uống sữa với lượng ít hơn để tránh gây quá tải cho hệ tiêu hóa.

4. Tránh nằm ngay sau khi uống sữa để phòng tránh acid trào ngược vào thực quản.

5. Nếu bạn không dung nạp lactose, hãy dùng sữa không chứa lactose để ngăn ngừa tình trạng khó chịu về tiêu hóa có thể làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược.

Ghi nhớ những lời khuyên này để kiểm soát chứng trào ngược acid. Nếu bạn vẫn không thấy các triệu chứng thuyên giảm, đừng ngần ngại tham khảo ý kiến ​​của các bác sĩ và chuyên gia y tế để xử lý và điều trị tình trạng bệnh đúng cách.

 
Trang Hương (Theo Healthshots)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa