Bảo vệ trẻ khỏi tai nạn thương tích trong ngày Hè

Môi trường lành mạnh, an toàn giúp trẻ có mùa Hè bổ ích

Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong mùa Hè

Gia tăng trường hợp trẻ bị tại nạn thương tích vào mùa Hè

Sơ cứu trẻ đuối nước thoát “lưỡi hái tử thần”

Để đuối nước không còn là nỗi ám ảnh mùa Hè

Theo thống kê ban đầu, từ cuối tháng 4 đến nay, trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã ghi nhận ít nhất 6 trường hợp trẻ em, học sinh tử vong thương tâm do tai nạn đuối nước trên sông, biển, ao, đầm. Tại Ninh Thuận, Nam Định, Bình Thuận… cũng xảy ra những trường hợp đuối thương tâm là trẻ em.

Tại Đồng Nai, Khoa Chấn thương chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đang điều trị nội trú cho hơn 50 bệnh nhi bị tai nạn thương tích, tăng hơn 30% so với các tuần trước đó. Những tai nạn thương tích ở trẻ chủ yếu là do tai nạn giao thông, leo trèo, trượt ngã; Dẫn đến gãy tay, chân. 

Hè đến, trẻ được nghỉ học, được tự do vui chơi nhưng cũng thiếu đi sự giám sát của người lớn. Do đó, các trẻ từ 2-5 tuổi dễ bị tai nạn như bỏng, hóc dị vật, kẹt tay chân vào cửa... Đối với các trẻ lớn 6 đến 15 tuổi thường gặp tai nạn giao thông do đi xe máy hay xe đạp điện, đuối nước, điện giật

Để trẻ có mùa Hè an toàn, bổ ích, cha mẹ cần chủ động một bước trong phòng tránh tai nạn thương tích:

Hạn chế các mối nguy hiểm tiềm ẩn trong nhà

Các gia đình cần lắp đặt các chấn song cửa sổ, cửa chắn cầu thang, ban công, luôn giữ sàn nhà, nhà tắm khô ráo. Không nên để trẻ dưới 10 tuổi trông trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, mà nên đặt con trong tầm mắt tối đa có thể.

Đề phòng ngừa tai nạn bỏng, điện giật, người lớn cần bố trí bếp nấu ăn hợp lý, có vách ngăn trẻ em, để xa các nguồn nhiệt, nguồn điện khỏi tầm với của trẻ. Dạy trẻ cách nhận biết sự nguy hiểm của điện, lửa, các đồ dùng sắc nhọn…

Không để trẻ đến ao, hồ, bể bơi khi không có người trông coi

Cha mẹ nên trang bị cho trẻ kỹ năng bơi, đồng thời luôn để mắt khi trẻ tới gần ao, hồ, sông

Cha mẹ nên trang bị cho trẻ kỹ năng bơi, đồng thời luôn để mắt khi trẻ tới gần ao, hồ, sông

Bơi lội là niềm đam mê của trẻ em trong mùa Hè, nhưng cũng là nguy cơ tai nạn đuối nước lớn nhất. Theo BS Meghan Martin – chuyên gia cấp cứu nhi khoa tại Bệnh viện Nhi đồng Johns Hopkins (Mỹ), các tai nạn đuối nước thường xảy ra nhanh chóng nhưng thầm lặng. Vì vậy, cha mẹ nếu đưa con đi bơi không bao giờ được rời mắt khỏi con dù chỉ một giây.

Trẻ cần được dạy từ sớm rằng không được xuống nước khi không có người lớn xung quanh; Cũng như các kỹ năng bơi, hô hoán và chống đuối nước nếu chẳng may gặp tai nạn. Ao hồ, bể bơi tại nhà cũng cần được rào 4 phía, độ cao ít nhất 120cm.

Không bơi xa bờ khi ra biển

Nhiều gia đình chọn đi biển nghỉ mát trong mùa Hè. Đây cũng là một trong những địa điểm có nguy cơ đuối nước cao, không chỉ với trẻ em mà ngay cả người trưởng thành. Tại biển, dòng nước xoáy rất nguy hiểm, vận tốc dòng chảy có thể đạt đến 2,5m/giây, khó ai có thể bơi ngược dòng chảy này để vào bờ. Trên thực tế, rất nhiều người bị hoảng loạn khi gặp tình huống này và đã cố bơi ngược trở lại vào bờ, tuy nhiên với cách này hầu hết mọi người đều bị chết đuối.

Cha mẹ đưa trẻ tới biển nên sử dụng thêm áo phao, phao bơi như một lớp bảo vệ trẻ. Người biết bơi nếu chẳng may rơi vào dòng nước xoáy nên bơi ngang hoặc theo hướng chéo xuôi theo dòng chảy và dần tách ra khỏi dòng chảy, sau đó bơi vòng cung dần tiến vào bờ;

Bảo vệ trẻ khi hoạt động ngoài trời nắng

Trẻ cần đội mũ rộng vành, thoa kem chống nắng khi hoạt động ngoài trời nắng

Trẻ cần đội mũ rộng vành, thoa kem chống nắng khi hoạt động ngoài trời nắng

Trẻ nhỏ phơi nắng quá lâu dễ bị cháy, bỏng nắng nghiêm trọng hơn người trưởng thành. Người từng có tiền sử cháy nắng khi còn nhỏ có nguy cơ cao ung thư da sau này.

Để bảo vệ sức khỏe của trẻ trong ngày Hè có nắng nóng gay gắt, cha mẹ nên dặn trẻ chơi trong bóng râm, luôn dùng kem chống nắng phổ rộng, chỉ số SPF từ 15 trở lên. Trẻ cũng nên đội mũ, mặc quần áo dài tay để che chắn cơ thể khi chơi ngoài trời.

Các dấu hiệu say nắng, cháy nắng ở trẻ dễ nhầm lẫn với phản ứng dị ứng, cảm cúm như: Sốt, ớn lạnh, nổi mẩn đỏ nghiêm trọng, buồn nôn, mất nước, choáng váng. 

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ