Phòng tránh tai nạn giao thông cho trẻ em

Tai nạn giao thông là một trong bốn nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên tại Việt Nam

Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong mùa Hè

Để đuối nước không còn là nỗi ám ảnh mùa Hè

Sơ cấp cứu đúng cách giúp người bệnh thoát “cửa tử”

Sơ cứu trẻ đuối nước thoát “lưỡi hái tử thần”

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có trên 186.000 trẻ em tử vong do TNGT, cứ 4 phút lại có một trẻ em mất đi mạng sống. Tại Việt Nam, theo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 2.000 trẻ em tử vong vì TNGT, chiếm 25% tổng số trẻ em tử vong do các tai nạn thương tích. Chính vì vậy, phòng tránh TNGT cho trẻ em là một vấn đề cần thiết và cấp bách của gia đình, nhà trường và toàn xã hội.

Nguyên nhân gây tai nạn giao thông ở trẻ

Do ý thức của trẻ về ATGT chưa cao, nên khi tham gia giao thông các em không chấp hành luật và các quy định về ATGT như vượt đèn đỏ, đi bộ dưới lòng đường, băng qua đường bất ngờ, không quan sát, đùa nghịch, đu bám theo xe, đá bóng dưới lòng đường, đi xe đạp dàn hàng ngang lấn chiếm làn đường của các phương tiện khác, vượt trước mũi ô tô, xe máy, hoặc lên xuống xe không quan sát trước sau nên dễ bị va quẹt…

Vẫn còn những phụ huynh thờ ơ với việc đội mũ bảo hiểm cho con khi tham gia giao thông.

Vẫn còn những phụ huynh thờ ơ với việc đội mũ bảo hiểm cho con khi tham gia giao thông.

Trong khi đó, người lớn thì bất cẩn, thiếu ý thức phòng tránh TNGT cho trẻ như để trẻ nhỏ đứng, ngồi trước người lái; không đội mũ bảo hiểm cho trẻ; chở người quá quy định; vừa điều khiển xe vừa nghe điện thoại; phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách hay do uống rượu bia say không kiểm soát được tốc độ…

Cách phòng tránh TNGT cho trẻ em

1. Luôn đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi tham gia giao thông.

2. Thực hiện đúng Luật an toàn giao thông đường bộ khi tham gia giao thông.

3. Khách tham quan, giáo viên phụ huynh không chạy xe trong khuôn viên trường học.

4. Chấp hành giao thông ở trước cổng trường; Khi đi tới trường các em học sinh cần vào trong trường không tụ tập ngoài cổng trường, khi tan học ra khỏi cổng trường cần quan sát đường, xin đường để sang bên đúng phần đường của mình và đi vào phần đường của mình, không tụ tập ở cổng trường gây ùn tắc giao thông cho người đang tham gia giao thông.

5. Khi đi bộ qua cổng trường cần quan sát kỹ trước khi sang phần đường của mình. Không được đá bóng dưới lòng đường gây tai nạn giao thông cho mình và cho người tham gia giao thông trên đường.

6. Đi xe đạp không được đi dàn hàng 2, hàng 3, lạng lách, vượt ẩu trước mũi xe máy, ô tô…

7. Khi ngồi trên xe gắn máy, xe đạp điện cần phải đội mũ bảo hiểm.

Cách sơ cứu khi trẻ gặp tai nạn giao thông

Với trẻ bị thương nhẹ: Có biểu hiện tỉnh táo, không chảy máu, không có vết thương hở và tự đứng dậy được thì vẫn cần phải nghỉ ngơi, sau đó đến cơ sở y tế kiểm tra.

Nếu bệnh nhân bị chảy máu: Phải cầm máu tại chỗ bằng cách dùng tay hay khăn hoặc một cục bông ấn chặt vào vết thương. Động tác này rất đơn giản nhưng cầm máu hiệu quả.

Nạn nhân tổn thương mạnh ở xương: Như gãy xương, tay, chân, cổ, lưng… thì phải cố định chỗ gãy. Gãy chi trên thì nên lấy khăn làm máng treo tay, nếu là chi dưới thì phải nẹp rồi mới đưa đi bệnh viện. Trong quá trình di chuyển tránh gây chuyển động mạnh tác động xấu đến vết thương.

Người bị thương nặng: Trong tình trạng hôn mê thì nên tiến hành sơ cứu theo lần lượt 3 bước: khai thông đường thở, phải làm bệnh nhân thở được bằng nhiều biện pháp như hà hơi, hồi sức, hô hấp nhân tạo,… kiểm tra nhịp tim, xoa bóp tim và lồng ngực nếu cần thiết rồi chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất.

Xem thêm video về cách phòng tránh và sơ cứu tai nạn giao thông cho trẻ em:

 
Việt An + Lê Tuyết
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ