- Chuyên đề:
- Kinh nghiệm nuôi con
Phần lớn các trường hợp tai nạn thương tích trẻ em xảy ra là do sự bất cẩn của người lớn
Sơ cấp cứu đúng cách giúp người bệnh thoát “cửa tử”
Sơ cứu trẻ đuối nước thoát “lưỡi hái tử thần”
Nguy cơ nhiễm sán lá gan từ thói quen ăn uống mà nhiều người mắc phải
Những lưu ý quan trọng khi trị thủy đậu tại nhà
Nguy cơ cháy nổ hiện hữu trong nhà
Theo Sức khỏe & Đời sống, mới vào hè, các bệnh viện nhi đã tiếp nhận và điều trị cho nhiều bệnh nhi bị bỏng nặng vì tai nạn cháy nổ.
Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM ghi nhận, một bệnh nhi 8 tuổi bị bỏng cồn sát khuẩn trong nhà. Trẻ sơ ý cầm chai cồn chạy qua khu bếp đang nấu thức ăn, bị lửa bén vào quần áo. Hậu quả là trẻ bị cháy trong khoảng một phút, trước khi được người nhà dội nước cứu.
Một trường hợp khác là bé 3 tuổi bị bỏng nặng cùng cả gia đình do bình xăng chiết đỏ lan xuống khu vực nhà bếp, dẫn đến phát hỏa. Được biết, bố của em là thợ sửa máy, trong lúc làm việc đã chiết bình xăng ra ngoài.
Có thể nói, tai nạn thương tích ở trẻ nhỏ đều xuất phát từ sự bất cẩn của người lớn. Bỏng do cháy nổ, điện giật là những tai nạn phổ biến đến từ những “cái bẫy” rình rập trong nhà: Nước sôi, thiết bị điện, nhiên liệu, cồn sát khuẩn… gây ra. Bỏng dù nhẹ hay nặng đều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và ngoại hình của trẻ. 2 trường hợp bệnh nhi kể trên, không may bị bỏng nặng độ 2-3 vùng mặt, cổ, ngực, bụng, vai, cánh tay, cẳng chân, bộ phận sinh dục.
Mới đây, Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) khuyến cáo người dân, đặc biệt là trẻ nhỏ không thả diều gần hành lang an toàn lưới điện. Nguyên nhân là nhiều trường hợp diều vướng vào đường dây điện đang vận hành gây ra chập điện, cháy nổ.
Mùa Hè đến, nắng nóng kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp làm tăng nguy cơ cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư. Gia đình có trẻ nhỏ cần chủ động loại bỏ, giảm thiểu các nguy cơ gây tai nạn trong môi trường sống để con đón kỳ nghỉ Hè an toàn.
Chủ động phòng ngừa tai nạn bỏng, cháy nổ cho trẻ em
Trong nhà:
- Giới hạn khu vực vui chơi trong nhà: Không cho trẻ nô đùa ở khu vực nấu ăn, hoặc các nơi gần nguồn điện, dây dẫn điện, ổ cắm điện...
- Không để dụng cụ đựng nước nóng trong tầm tay với của trẻ em như nồi canh, phích nước, vòi nước nóng, bàn là đang nóng, ống xả xe máy...
- Khi chăm sóc trẻ nhỏ, không được vừa bồng bế trẻ vừa ăn các thức ăn, đồ uống nóng hoặc bưng bê các loại thức ăn, đồ uống nóng. Khi bưng bê đồ nóng cũng cần tránh xa trẻ.
- Luôn luôn kiểm tra nhiệt độ của thức ăn, đồ uống trước khi cho trẻ sử dụng. Nhiệt độ nước dùng để tắm rửa cũng phải cần kiểm tra cẩn thận.
- Cất giữ thiết bị điện, các vật dụng dễ gây bỏng, dễ cháy vào tủ có khóa hoặc để ở những nơi ngoài tầm tay với của trẻ em: Diêm, bật lửa, cồn, xăng, hóa chất, bàn là, máy làm tóc...
- Gia đình, người chăm sóc phải luôn trông chừng trẻ đúng cách, cần thường xuyên để mắt đến trẻ.
- Lắp đặt các thiết bị báo cháy, bình cứu hỏa tại nhà.
Ngoài trời:
- Để mắt tới trẻ khi cho trẻ tham gia các bữa tiệc nướng, nấu ăn ngoài trời.
- Kiểm tra yên xe, nhiệt độ trong xe hơi trước khi đặt trẻ lên ghế ngồi. Nếu đỗ xe dưới ánh nắng, cần dùng khăn vải trùm lên yên xe.
- Không để trẻ thả diều gần các công trình lưới điện. Không được tự ý trèo lên cột điện, dùng sào gỡ diều khi bị vướng mà phải báo ngay cho đơn vị quản lý điện can thiệp để tránh nguy cơ tai nạn. Nên chọn thả diều ở những nơi có khoảng không gian rộng, không có đường dây hay trạm điện ở gần để bảo đảm an toàn cho chính bản thân và con em mình.
Cách xử trí trong tai nạn bỏng hoặc hỏa hoạn
- Khi bị bỏng, phải sơ cứu nhanh và khẩn trương để tránh để lại những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Ngâm ngay bộ phận cơ thể bị bỏng vào nước sạch. Không được bôi nước mắm, xát muối, kem đánh răng, chườm đá vào chỗ bị bỏng vì sẽ làm trẻ đau đớn hơn và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Trang bị kỹ năng phòng chống hỏa hoạn cho con: Báo cho người lớn khi phát hiện có cháy; Tìm cách thoát ra khỏi nơi xảy ra đám cháy; Dạy bé nằm xuống sàn, lăn qua lăn lại để dập tắt lửa.
Bình luận của bạn