Bùng phát nhiễm khuẩn Listeria tại Mỹ và bài học về an toàn thực phẩm

Thực phẩm dễ nhiễm Listeria khi không được chế biến, bảo quản đúng cách

"Bệnh từ miệng vào", kiểm soát ra sao?

Kiện toàn Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về An toàn thực phẩm

Cục An toàn thực phẩm có tân Cục trưởng

Truyền thông cảnh tỉnh đi cùng xử lý nghiêm trong bảo đảm ATTP

Ngộ độc hàng loạt vì nhiễm khuẩn Listeria

Vài tháng vừa qua, từ Trader Joe’s đến Costco, hàng loạt siêu thị lớn tại Mỹ đã phải thu hồi các sản phẩm có nguy cơ nhiễm khuẩn Listeria. Tuy số lượng vụ việc không tăng đáng kể so với năm 2024, mức độ ảnh hưởng lại nghiêm trọng hơn nhiều.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, tính đến đầu tháng 11, hơn 8 nghìn tấn thịt chế biến sẵn của hai công ty Boar’s Head và BrucePac đã bị thu hồi do có liên quan đến các vụ ngộ độc hàng loạt tại hàng chục bang. Trong khi đó, cả năm 2023, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ thu hồi hơn 35 tấn thực phẩm có nguy cơ nhiễm Listeria.

Trong đó, có 10 người tử vong, 61 người phải nhập viện sau khi ăn phải các sản phẩm nhiễm Listeria của công ty Boar’s Head, trong đó có sản phẩm xúc xích gan.

Nhiều sản phẩm nhiễm Listeria bị thu hồi là thực phẩm chế biến sẵn, tức là thường được người tiêu dùng ăn liền nên có nguy cơ gây ngộ độc cao

Nhiều sản phẩm nhiễm Listeria bị thu hồi là thực phẩm chế biến sẵn, tức là thường được người tiêu dùng ăn liền nên có nguy cơ gây ngộ độc cao

Ông Thomas Gremillion, Giám đốc Chính sách thực phẩm, Liên đoàn Người tiêu dùng Mỹ nhận định: “Đó là đợt bùng phát tồi tệ nhất về tỷ lệ tử vong kể từ vụ ngộ độc Listeria liên quan đến dưa lưới vào năm 2011 khiến 33 người thiệt mạng. Chúng ta chắc chắn chưa kiểm soát được các bệnh do vi sinh vật lây truyền qua thực phẩm.”

Gần đây nhất, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (CDC) Mỹ đã thông tin về vụ bùng phát vi khuẩn Listeria liên quan đến các món ăn gồm thịt bò, thịt gà chế biến sẵn của nhãn hàng Yu Shang Food. Giới chức ghi nhận 1 trẻ tử vong, 9 người phải nhập viện. Tuy nhiên số người ngộ độc thực tế có thể cao hơn, do người khỏe mạnh có thể tự khỏi, số khác phải mất vài tuần ủ bệnh mới có triệu chứng. Công ty này đã phải thu hồi xấp xỉ 32 tấn thực phẩm có liên quan đến nguy cơ nhiễm Listeria. 

Vì sao Listeria có nguy cơ lây nhiễm nhanh chóng?

Listeria (vi khuẩn Listeria monocytogene) là vi khuẩn Gram dương, kháng acid, có khả năng di động và chuyển hóa hiếu kỵ khí tùy tiện. Chúng có thể tồn tại ở trong môi trường như tủ lạnh, sau đó lây nhiễm chéo sang các thực phẩm và bề mặt khác.

Thách thức lớn với các nhà quản lý an toàn thực phẩm là một lô sản phẩm nhiễm khuẩn có thể nhanh chóng lây lan ra toàn quốc. Ví dụ, các sản phẩm của công ty BrucePac được dùng để chế biến nhiều món ăn nhanh như salad gà tại Trader Joe, bánh cuộn gà tại Costco. Từ khi công ty trên tự nguyện thu hồi sản phẩm, đến nay, chưa có ca nhiễm bệnh nào được ghi nhận.

Một trong số những nguyên nhân khiến số vụ thu hồi gia tăng có thể là nhờ các công cụ phát hiện các vụ ngộ độc đã được cải tiến. Dịch vụ An toàn Thực phẩm và Kiểm tra thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cũng nỗ lực tối ưu hóa quy trình lấy mẫu thường quy, thu thập những dữ liệu có tác động lớn nhất đến sức khỏe cộng đồng.   

Cần tiến hành kiểm tra định kỳ đối với các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm để phát hiện sớm các vi phạm về an toàn thực phẩm

Cần tiến hành kiểm tra định kỳ đối với các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm để phát hiện sớm các vi phạm về an toàn thực phẩm

Theo ông Gremillion, những vụ thu hồi quy mô lớn này là bằng chứng cho thấy, cơ quan liên quan cần có đầy đủ nhân viên để đảm bảo loại bỏ các sản phẩm có nguy cơ nhiễm khuẩn ra khỏi chuỗi cung thực phẩm một cách nhanh chóng. Để làm được điều này cần hệ thống truy xuất nguồn gốc hiệu quả và các cơ quan quản lý sẵn sàng vào cuộc, tiến hành thu hồi và đưa thực phẩm đó ra khỏi thị trường.

Năm 2024, khảo sát của Gallup cho thấy, chỉ 57% người Mỹ tin tưởng vào khả năng quản lý an toàn thực phẩm của chính phủ, tức là giảm 11% so với năm 2019. Bộ Nông nghiệp nước này có thẩm quyền với các sản phẩm thịt, sản phẩm trứng chế biến, cá trê; còn Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) quản lý hầu hết tất cả các loại thực phẩm và trứng tươi.

Ngay cả Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng gặp khó khăn trong việc tuyển dụng và giữ chân các thanh tra trong lĩnh vực này. Giáo sư Rena Steinzor – Trường Luật Francis King Carey, Đại học Maryland nhận định, không chỉ thiếu ngân sách, FDA thường chậm trễ trong xử lý các vụ việc liên quan tới thực phẩm.  

 
Quỳnh Trang (Theo VerywellHealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý