Tóc đuôi ngựa khá phổ biến bởi tính ứng dụng cao
Vì sao không nên lạm dụng dầu gội khô?
Tập luyện, sinh hoạt ra sao để giảm đau đầu gối khi đi bộ?
Sự thật về dầu gội và phong trào "No poo"
Tần suất gội đầu lý tưởng và cách chọn dầu gội phù hợp
Áp lực kéo từ da đầu lan đến vùng cổ, lưng trên và cột sống
Khi tóc được buộc cao và siết chặt, lớp mô liên kết dưới da đầu sẽ bị kéo căng. Đây là mô liên kết, nối liền với các nhóm cơ vùng cổ, vai và lưng trên. Do đó, áp lực từ tóc đuôi ngựa không chỉ dừng lại ở da đầu mà còn lan truyền xuống các vùng cơ sâu hơn. Việc duy trì kiểu tóc này trong thời gian dài khiến nhóm cơ quanh cổ luôn ở trạng thái gồng căng, làm tăng nguy cơ co thắt cơ, đau vai gáy và hạn chế tầm vận động.
Trong khi đó, cơ thể có xu hướng tự điều chỉnh tư thế bằng cách đẩy đầu ra trước. Tuy nhiên, tư thế đầu chúi về phía trước lại làm sai lệch trục cột sống cổ, tạo ra lực ép bất thường lên các đốt sống và đĩa đệm. Về lâu dài, điều này có thể dẫn đến thoái hóa cột sống cổ, đau lưng trên hoặc các vấn đề về cân bằng cơ thể.
Đau đầu, tê bì và rối loạn thần kinh do chèn ép kéo dài
Một trong những hệ quả rõ ràng nhất là các cơn đau đầu kiểu cơ – thần kinh. Tình trạng này thường gặp ở những người buộc tóc chặt, cảm giác đau âm ỉ, lan từ vùng chẩm lên trán hoặc thái dương. Cơn đau không phải do thiếu ngủ hay căng thẳng thông thường, mà là hậu quả của việc mô mềm và các dây thần kinh bị kéo căng quá mức.
Khi áp lực kéo kéo dài, dây thần kinh chẩm đi từ vùng cổ lên da đầu có thể bị kích thích hoặc chèn ép, gây ra cảm giác tê, ngứa ran hoặc đau nhói phía sau gáy và hai bên đầu. Một số trường hợp còn ghi nhận tình trạng mỏi cổ, chóng mặt nhẹ, hoặc đau lan xuống vai và cánh tay.

Buộc tóc quá cao và chặt tại một điểm liên tục không chỉ gây rụng tóc mà còn ảnh hưởng nhiều tới da đầu, cổ vai gáy
Tác động đến hàm và khớp thái dương hàm
Mối liên hệ giữa da đầu và cơ hàm cũng là yếu tố thường bị bỏ qua. Khi tóc bị kéo chặt, lực kéo không chỉ ảnh hưởng đến vùng cổ mà còn tác động tới vùng mặt dưới, đặc biệt là khớp thái dương hàm. Một số người gặp phải cảm giác cứng hàm, nhai mỏi hoặc đau nhẹ hai bên thái dương, đặc biệt vào cuối ngày.
Ở những người đã có sẵn tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm, như nghiến răng hoặc lệch khớp, việc duy trì kiểu tóc căng kéo còn có thể làm trầm trọng hơn triệu chứng, tăng nguy cơ đau đầu và đau cơ hàm.
Dấu hiệu nhận biết kiểu tóc đang gây hại
Nếu sau khi tháo tóc ra, bạn cảm thấy dễ chịu hơn, giảm đau đầu hoặc bớt cứng cổ, đó có thể là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy kiểu tóc đang tác động tiêu cực lên cơ thể. Ngoài ra, còn có thể xuất hiện cảm giác nóng rát, nhức da đầu, hoặc cảm giác “nặng đầu” sau nhiều giờ buộc tóc. Một số người thậm chí cảm thấy hoa mắt hoặc nhói đau khi cúi xuống hoặc xoay cổ, do dây thần kinh bị kéo căng quá mức.
Giải pháp an toàn cho người thích buộc tóc
Dù vậy, bạn không cần phải từ bỏ hoàn toàn thói quen buộc tóc, chỉ cần điều chỉnh một số yếu tố để giảm rủi ro. Thay vì dùng dây buộc mỏng và siết chặt, hãy chọn loại dây buộc bằng vải mềm, có độ co giãn tốt. Tránh buộc tóc quá cao và nên đổi vị trí buộc tóc trong ngày để tránh áp lực lặp lại một điểm.
Ngoài ra, có thể thực hiện một số bài tập giãn cơ nhẹ tại nhà để cân bằng lại sự căng kéo ở cổ và vai. Ví dụ, bài tập gập cằm về phía trước giúp kéo giãn đốt sống cổ, hoặc bài tập mở rộng ngực có thể giải phóng áp lực ở vai và lưng trên. Việc thường xuyên thay đổi tư thế làm việc, sử dụng gối hỗ trợ cổ khi ngủ và tránh nằm nghiêng về một bên cũng rất quan trọng để bảo vệ hệ cơ xương.
Bình luận của bạn