Chảy nước mũi có thể do dị ứng với nấm mốc, lông vật nuôi...
Có cách nào cải thiện viêm mũi dị ứng tái phát không?
Mách cha mẹ cách phòng viêm mũi họng cho trẻ khi giao mùa
Tôi nên làm gì để làm sạch cổ họng do viêm mũi dị ứng?
Chớ dại mà nhổ lông mũi
Chảy nước mũi (sổ mũi) là hiện tượng các chất lỏng (hoặc chất nhầy) chảy ra từ đường mũi. Đây thường là chất lỏng trong suốt, dạng nước và có thể đặc hơn. Tình trạng này cho thấy các niêm mạc bên trong đường mũi đang bị viêm.
Bệnh viêm mũi được chia làm 2 loại là viêm mũi dị ứng và không do dị ứng. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng có thể do cơ chế phản ứng của cơ thể với các dị nguyên, làm giải phóng histamin quá mức, gây ra phản ứng quá mẫn (dị ứng). Tác nhân gây bệnh: Phấn hoa, lông thú cưng, khói bụi, hóa chất… Bên cạnh đó, “thủ phạm” gây viêm mũi không do di ứng là vi khuẩn, virus, thay đổi thời tiết…
Khi nhận thấy các triệu chứng và nghi ngờ mắc bệnh viêm mũi dị ứng, bệnh nhân nên đi khám bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng để được chẩn đoán và chữa trị. Điều trị viêm mũi dị ứng cần tiến hành sớm, tránh để bệnh tiến triển thành mạn tính dẫn đến viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn. Bên cạnh đó, không nên tự chẩn đoán bệnh cũng như tự mua thuốc để điều trị.
Nếu đang bị viêm mũi không do di ứng bạn có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để cải thiện tình trạng bệnh:
Uống đủ nước
Chất lỏng có khả năng làm loãng dịch nhầy và giúp trục xuất ra khỏi xoang một cách dễ dàng. Điều này có thể sẽ giúp nước mũi ngừng chảy nhanh hơn.
Bạn hãy cố gắng uống nước đều đặn nhiều lần trong ngày. Ngoài ra có thể tăng cường chất lỏng cho cơ thể bằng các món lỏng như súp, cháo loãng. Tốt nhất là sử dụng chúng khi còn ấm sẽ giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn, đặc biệt là khi bị chảy nước mũi do cảm lạnh.
Bạn cần chú ý tránh dùng các đồ uống có thể gây mất nước như cà phê, trà đặc hay các loại nước uống có cồn.
Kê cao gối khi ngủ
Gối đầu cao khi ngủ không những giúp bạn thở dễ ràng hơn, ngủ ngon giấc hơn mà còn có tác dụng thúc đẩy tốc độ trị bệnh viêm mũi, viêm xoang. Bởi vì, khi bạn gối cao đầu khi ngủ sẽ làm cho chất nhầy chảy xuống họng, sẽ không bị ứ đọng trong xoang, giúp làm giảm tình trạng viêm nhiễm trong xoang.
Sử dụng máy tạo độ ẩm
Không khí trong nhà quá khô có thể khiến niêm mạc mũi bị kích ứng và tiết ra nhiều dịch nhầy khiến bạn bị chảy nước mũi suốt cả ngày. Để khắc phục tình trạng này bạn nên lắp đặt một chiếc máy tạo độ ẩm trong nhà.
Lời khuyên dành cho bạn là nên mua máy tạo độ ẩm của những thương hiệu uy tín. Chỉ sử dụng nguồn nước tinh khiết để tránh bị nhiễm khuẩn và đừng quên lau chùi, vệ sinh máy thường xuyên.
Xịt rửa mũi bằng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý có đặc tính sát trùng, giúp làm loãng dịch nhầy trong xoang và giảm tình trạng chảy nước mùi. Bạn có thể mua chai nước muối sinh lý bán sẵn ngoài tiệm thuốc tây về nhỏ mũi ngày 3-4 lần.
Bình luận của bạn