Viêm họng là biến chứng thường gặp từ trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản và tim đập nhanh có liên hệ thế nào?
7 loại thực phẩm có thể gây ợ chua
Bị trào ngược dạ dày thực quản: Ăn gì uống gì để giảm triệu chứng?
Mách bạn 7 cách đối phó với chứng ợ nóng
Tại sao trào ngược dạ dày thực quản gây đau họng?
Ở người bị trào ngược dạ dày thực quản, cơ co thắt thực quản dưới bị suy yếu, khiến dịch vị dạ dày trào ngược lên. Dịch vị dạ dày chứa acid, nên có thể gây tổn thương tế bào niêm mạc hầu họng, thanh quản. Tình trạng này có thể gây ra ợ nóng, đau ngực, miệng có vị đắng và ho khan. Ngoài ra, viêm họng là triệu chứng khó tránh khỏi ở người bị trào ngược dạ dày.
Viêm họng trào ngược thường rất khó phân biệt với viêm họng thông thường. Vì thế nhiều bệnh nhân phát hiện muộn, điều trị sai cách dẫn đến tổn thương niêm mạc họng nặng khó phục hồi. Biến chứng nguy hiểm do trào ngược dạ dày thực quản có thể kể đến: Viêm, loét thực quản; Barrett thực quản (tiền ung thư thực quản)…
Cải thiện viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản
Với tình trạng viêm họng cấp tính, bạn có thể cải thiện bằng thuốc giảm triệu chứng hoặc các biện pháp làm dịu cổ họng. Tuy nhiên, cách tốt nhất là kiểm soát dứt điểm nguyên nhân gây bệnh là trào ngược dạ dày thực quản.
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt
Cai thuốc lá sớm không chỉ giúp cải thiện các cơn trào ngược dạ dày thực quản, mà còn giúp bạn nâng cao sức khỏe nói chung. Người bị viêm họng do trào ngược cần tránh xa khói thuốc và một số thực phẩm:
- Đồ ăn cay nóng, nhiều chất béo hoặc có chứa bạc hà.
- Trái cây và nước quả có tính acid như quả cam, chanh, bưởi, cà chua…
- Cà phê, chocolate và đồ uống chứa caffeine.
- Nước có gas.
- Đồ uống có cồn.
Với thực phẩm thông thường, bạn cũng cần tránh ăn trong vòng 3 giờ trước giờ ngủ. Bạn cũng có thể chia 3 bữa ăn chính trong ngày thành nhiều bữa ăn hơn để giúp cơ thắt thực quả hoạt động tốt hơn.
Dùng thuốc điều trị
Một số sản phẩm thuốc kháng acid dạ dày có thể giúp trung hòa acid, cải thiện các triệu chứng trào ngược hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc kháng acid chỉ nên dùng trong trường hợp khẩn cấp, không nên dùng hàng ngày. Bạn nên tuân thủ chỉ dẫn của bác sỹ về liều lượng, dùng thuốc đúng lúc để kiểm soát triệu chứng.
Làm dịu cổ họng tạm thời
Khi cơn trào ngược khiến cổ họng bị viêm và sưng đau, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Uống nước mát.
- Súc miệng với nước muối để giảm viêm, kích ứng cổ họng.
- Pha mật ong với nước ấm để uống.
- Ngậm các loại kẹo giảm đau họng (Tham khảo cách làm kẹo ngậm trị ho từ gừng và tía tô đất).
Bình luận của bạn