- Chuyên đề:
- Bệnh run tay chân
Caffeine có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa, chẩn đoán bệnh Parkinson
Thuốc Stalevo: Người bệnh Parkinson dùng sao cho tốt?
Chuyên gia chỉ cách khắc phục cứng tay, cứng hàm, chảy dãi do Parkinson
Run khi mệt mỏi, hồi hộp hay đói: Làm sao để trị?
Bị run tay và tê tay lúc tối ngủ: Nguyên nhân và giải pháp?
Theo một nghiên cứu mới được thực hiện bởi nhóm các nhà nghiên cứu Nhật Bản, người bệnh Parkinson thường có hàm lượng caffeine trong máu thấp hơn đáng kể so với những người không mắc bệnh.
Kết quả nghiên cứu này ủng hộ cho nghiên cứu trước đó, cho thấy mối liên hệ giữa việc bổ sung caffeine có thể giúp làm giảm nguy cơ tiến triển bệnh Parkinson. Nghiên cứu này cũng đồng thời giúp các nhà khoa học xem xét cách caffeine chuyển hóa trong cơ thể người bệnh Parkinson.
Theo đó, các nhà hoa học đã tiến hành phân tích 108 người bệnh Parkinson trong khoảng thời gian trung bình là 6 năm, so với 31 người khác có cùng độ tuổi nhưng không mắc bệnh. Để kiểm soát lượng caffeine, mỗi người tham gia nghiên cứu cần bổ sung lượng caffeine tương đương với lượng có trong 2 cốc cà phê/ngày.
Những người tham gia nghiên cứu sẽ được tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ caffeine, cũng như tìm kiếm 11 sản phẩm phụ khác do cơ thể tạo ra khi chuyển hóa caffeine. Các nhà khoa học cũng nghiên cứu những đột biến gene có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa caffeine trong cơ thể.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Những người không mắc bệnh có nồng độ caffeine trung bình là 79pmol (picomol) trên mỗi 10μl (microlit). Trong khi đó, người bệnh Parkinson có nồng độ caffeine trung bình chỉ 24pmol (picomol) trên mỗi 10μl (microlit). Hơn 50% người bệnh Parkinson có mức sản phẩm phụ (khi chuyển hóa caffeine) dưới mức có thể phát hiện được. Ngoài ra, không có sự khác biệt nào được báo cáo trong phân tích di truyền của cả 2 nhóm.
Các nhà khoa học cũng lưu ý rằng nồng độ caffeine ở những người bệnh Parkinson đã có biến chứng vận động cũng có xu hướng giảm đáng kể so với những người không biểu hiện biến chứng này.
Người bệnh Parkinson ở giai đoạn nặng hơn cũng không có nồng độ caffeine trong máu thấp hơn. Điều này cho thấy sự sụt giảm caffeine có thể xảy ra từ các giai đoạn sớm của bệnh.
Theo bác sỹ David G. Munoz từ Đại học Toronto (Canada), khám phá mới này có thể mang lại cho các bác sỹ cách chẩn đoán bệnh Parkinson nhanh hơn, so với những phương pháp vẫn được áp dụng từ trước cho tới nay.
“Nếu những kết quả nghiên cứu này được xác nhận, chúng có thể trở thành một xét nghiệm dễ dàng để chẩn đoán sớm bệnh Parkinson, có thể ngay cả trước khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện”, bác sỹ David G. Munoz cho biết. “Điều này rất quan trọng vì bệnh Parkinson rất khó chẩn đoán, đặc biệt là ở các giai đoạn đầu”.
Tỷ lệ chính xác để chẩn đoán sớm bệnh Parkinson bằng phương pháp này cũng được đánh giá là đáng tin cậy. Theo đó, thang điểm chính xác của nghiên cứu là 0,98/1 (với 1 trường hợp tất cả các cá nhân đều được chẩn đoán chính xác).
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng caffeine và các sản phẩm phụ khi chuyển hóa caffeine là những dấu ấn sinh học đầy hứa hẹn khi nói tới bệnh Parkinson.
Theo các nhà khoa học, kết quả nghiên cứu này phù hợp với tuyên bố về tác dụng bảo vệ thần kinh của caffeine. Tuyên bố này đã được chứng minh bởi nhiều nghiên cứu dịch tễ học và thực nghiệm.
Tuy nhiên, bác sỹ David G. Munoz lưu ý rằng tác dụng bảo vệ của caffeine đối với người bệnh Parkinson chủ yếu được chứng minh ở các bệnh nhân nam, chứ chưa có nhiều nghiên cứu trên nữ giới. Theo đó, những người uống hơn 4 cốc cà phê/ngày có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson gần gấp 5 lần.
Bác sỹ David G. Munoz cũng nhấn mạnh rằng cà phê decaf (cà phê khử caffeine) không có khả năng bảo vệ khỏi bệnh Parkinson. “Caffeine, chứ không phải các chất khác trong cà phê hoặc trà, mới là tác nhân dẫn tới các lợi ích (bảo vệ thần kinh)”.
Caffeine là một chất đối kháng thụ thể adenosine 2A (A2A-R), có thể ảnh hưởng tới các tế bào thần kinh kiểm soát các thụ thể dopamine D2, từ đó gián tiếp ảnh hưởng tới khả năng vận động của cơ thể.
Các thử nghiệm lâm sàng trước đây cho thấy istradefylline (chất đối kháng A2A-R) có hiệu quả trong việc giảm thời gian “tắt” (thời gian thuốc giảm dần hiệu quả) ở người bệnh Parkinson, đồng thời giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn vận động.
“Do đó, khám phá các cơ chế mà caffeine có thể bảo vệ, chống lại bệnh Parkinson là một nỗ lực rất đáng giá”, bác sỹ David G. Munoz cho biết.
Vi Bùi (Theo Hcplive)
TPBVSK Vương Lão Kiện - hỗ trợ giảm run tay chân
Với thành phần chính là cao Thiên ma - Câu đằng, TPBVSK Vương Lão Kiện là sự lựa chọn phù hợp cho người bị run chân tay, không chủ động được chân tay.
Đừng để run chân tay trở thành rào cản trong cuộc sống của bạn!
Tìm hiểu thêm về sản phẩm tại bài viết: TPBVSK VƯƠNG LÃO KIỆN
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0981.238.218
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn