Điều cha mẹ nên làm khi con có thói quen ăn uống bất thường ở tuổi vị thành niên

Biểu hiện chán ăn, bỏ bữa hoặc chỉ ăn một món ở tuổi teen cần được các phụ huynh chú ý.

Tại sao người bệnh đái tháo đường cần chú ý tới rối loạn ăn uống?

Làm sao để cải thiện chứng chán ăn do rối loạn ăn uống?

5 loại rối loạn ăn uống ảnh hưởng lớn đến sức khỏe

Trẻ dễ gặp rối loạn ăn uống ở trường

Rối loạn ăn uống là gì?

Rối loạn ăn uống bao gồm chứng biếng ăn và chứng cuồng ăn. Đây là những vấn đề tâm lý liên quan đến việc ăn uống của trẻ bị rối loạn. Trẻ mắc chứng biếng ăn sẽ không chấp nhận cân nặng bình thường của mình và liên tục nhịn ăn để giảm cân.

Ngược lại, trẻ mắc chứng cuồng ăn thường ăn rất nhiều nhưng sau đó lại ép bản thân ói hoặc sử dụng thuốc nhuận tràng để loại bỏ những thứ đã nạp vào cơ thể.

Cho đến nay, khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân cụ thể gây ra chứng rối loạn ăn uống. Các chuyên gia đã thử liên kết chứng rối loạn ăn uống với một số tác nhân như mối quan hệ gia đình, các vấn đề tâm thần và di truyền. Theo xu hướng hiện nay, trẻ ở lứa tuổi dậy thì thường ít hài lòng với bản thân và mong muốn có vóc dáng mảnh mai hơn.

Trẻ bị rối loạn ăn uống thường có biểu hiện của chứng biếng ăn hoặc cuồng ăn.

Trẻ bị rối loạn ăn uống thường có biểu hiện của chứng biếng ăn hoặc cuồng ăn.

Dấu hiệu nhận biết chứng rối loạn ăn uống

Rối loạn ăn uống có thể gây ra nhiều vấn đề về tinh thần và thể chất trầm trọng. Sau đây là những dấu hiệu mà cha mẹ cần hết sức lưu tâm:

- Suy nghĩ sai lệch về hình thể của bản thân

- Bỏ bữa

 

- Thói quen ăn uống bất thường (như ăn quá nhiều hoặc không ăn)

- Theo dõi cân nặng thường xuyên

- Thay đổi cân nặng quá mức

- Mất ngủ

- Táo bón

- Da khô hoặc phát ban

- Giảm chất lượng tóc hoặc móng

- Tăng động hoặc thích thể thao quá mức.

Những trẻ mắc chứng rối loạn ăn uống thường có những biểu hiện tiêu cực như buồn, lo lắng, trầm cảm, tự tách khỏi bạn bè và trở nên nhạy cảm với những lời chỉ trích. Vấn đề càng tệ hơn khi bố mẹ không thấy được những dấu hiệu trên ở trẻ vì trẻ thường có xu hướng giữ bí mật khi bị khủng hoảng, bất an, trầm cảm hay cảm thấy tự ti về bản thân.

Sự đồng hành của cha mẹ để giúp con vượt qua chứng rối loạn ăn uống

Cha mẹ hãy chú ý quan sát hành vi và cách ăn uống của con bạn một cách cẩn thận. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nghi ngờ rối loạn ăn uống ở trẻ vị thành niên, hãy nhờ bác sỹ tư vấn. Trong trường hợp cần thiết, bác sỹ sẽ làm một vài xét nghiệm y tế.

Cha mẹ cần đồng hành cùng con để vượt qua tình trạng rối loạn ăn uống.

Cha mẹ cần đồng hành cùng con để vượt qua tình trạng rối loạn ăn uống.

Thông thường, trẻ vị thành niên cần được tâm sự để nói về cảm xúc của họ về cân nặng và các vấn đề khác trong cuộc sống. Hãy truyền đạt với con bạn rằng nhiều khi những gì xuất hiện trên mạng xã hội không phải là cuộc sống thực. Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng có thể hướng dẫn để trẻ học cách phát triển thói quen ăn uống lành mạnh. Ngoài ra, điều quan trọng là phải giúp cho con bạn cảm thấy được gia đình, bạn bè yêu thương và hỗ trợ kịp thời nếu phải điều trị chứng rối loạn ăn uống.

Thu Phương (tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ