Carotenoid là nhóm dưỡng chất thực vật có lợi cho tim mạch
Có thể bổ sung thực phẩm chứa carotenoid để mắt luôn sáng khỏe?
Carotenoid: Vũ khí mới chống lại ung thư vú
Chất chống oxy hóa trong cà phê có tác động gì tới lượng đường huyết?
Lợi ích của chất chống oxy hóa resveratrol với làn da
Carotenoid là gì?
Các loại thực vật thường chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học mạnh mẽ, còn được gọi là các hóa chất/dưỡng chất thực vật (phytochemical/phytonutrient) có lợi cho sức khỏe. Các chất này thường được sử dụng trong ngành thực phẩm, y học, mỹ phẩm. Do có khả năng giảm stress oxy hóa tốt, các hóa chất thực vật này cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh tật.
Carotenoid là một nhóm dưỡng chất thực vật có lợi cho tim mạch, có khả năng chống ung thư. Các hoạt chất có màu sắc sặc sỡ này được tìm thấy trong các loại thực vật, vi khuẩn lam, tảo. Chúng được liên kết với chất diệp lục để hấp thụ ánh sáng, bảo vệ các loài thực vật khỏi tác hại của ánh sáng và các gốc tự do nguy hiểm (như superoxide)…
Hiện nay, không chỉ có trong nhiều loại rau củ, trái cây, carotenoid còn được tìm thấy cả trong lòng đỏ trứng, bơ, phô mai và trong các loại hải sản.
Carotenoid và các lợi ích sức khỏe không thể bỏ qua
Trong số các loại carotenoid, lycopene được đánh giá có đặc tính chống gốc tự do tốt nhất. Lycopene cũng có khả năng bảo vệ DNA khỏi tình trạng stress oxy hóa, ngăn ngừa các đột biến có thể dẫn tới các bệnh mạn tính, giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư phổi, vú, tuyến tiền liệt, buồng trứng và dạ dày.
Hiện nay, lycopene đã được sử dụng như một chất bổ sung trong việc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh tim mạch, giúp chống lại và giảm tình trạng stress oxy hóa trong cơ thể. Các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng lycopene có thể có lợi trong quá trình cấy ghép động mạch, nhờ khả năng điều chỉnh việc sản sinh ra protein có liên quan tới tình trạng xơ vữa động mạch.
Một loại carotenoid khác là β-carotene có liên quan tới việc làm giảm nguy cơ tiến triển bệnh đái tháo đường type 2.
Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng các loại carotenoid nhìn chung đều có đặc tính chống viêm mạnh mẽ, có thể có lợi trong việc cải thiện tình trạng rối loạn chuyển hóa (mỡ máu và đường huyết), làm giảm đường huyết lúc đói. Dù chưa có nhiều dữ liệu, song các nhà khoa học cho rằng bổ sung các loại carotenoid có thể tác động tới sự phát triển của các khối u, từ đó giảm nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt.
Các carotenoid cũng có khả năng chống lại bức xạ tia cực tím, từ đó có thể mang lại lợi ích trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh da liễu, bệnh về mắt. Đây cũng là lý do các carotenoid được ứng dụng nhiều trong các loại mỹ phẩm, giúp bảo vệ da.
Các loại carotenoid và nguồn thực phẩm giàu dưỡng chất
Trên thực tế, có tới hơn 600 loại carotenoid tự nhiên, được tổng hợp chủ yếu bởi thực vật, nấm và vi khuẩn. Trong số đó, carotene (phổ biến nhất là β-carotene) thường được tìm thấy trong xoài, mơ, nho, đu đủ, cà rốt, rau chân vịt, cải xoăn và rau diếp.
Lycopene cũng là một loại carotene thường được tìm thấy trong các loại rau và trái cây có màu đỏ như cà chua, dưa hấu, ổi hồng, đu đủ, măng tây và mùi tây. Lutein cũng có thể được tìm thấy trong các loại rau như cải xoăn, rau chân vịt, cải xoong, mùi tây, bông cải xanh, ngũ cốc. Trong khi đó, zeaxanthin có nhiều trong ớt và cam.
Ngoài rau củ và trái cây, các loại carotenoid còn có trong ngũ cốc (đặc biệt là ngô), các sản phẩm từ sữa, có trong cá và thịt chim, thịt gia súc.
Do các loại carotenoid hòa tan trong chất béo, khả năng hấp thụ dưỡng chất này sẽ phụ thuộc vào hàm lượng chất béo trong chế độ ăn uống của bạn. Ngoài ra, sự hiện diện của một số dưỡng chất thực vật khác như các acid béo, polyphenol… cũng có thể ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ carotenoid.
Bình luận của bạn