Cà phê có thể giúp giảm cân và ngăn ngừa bệnh đái tháo đường

Uống cà phê đúng cách có thể mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe

Thói quen ăn uống cản trở quá trình "độ dáng" của bạn

Uống cà phê có ảnh hưởng đến tim mạch không?

Uống cà phê cùng ít đường vào buổi sáng có thể giúp giảm cân

Cà phê có thể giảm nguy cơ béo phì và bệnh đái tháo đường type 2

Nghiên cứu mới từ Đại học Hoàng gia London (Imperial College London) đã xem xét ảnh hưởng lâu dài của lượng caffeine trong máu với trong lượng cơ thể và nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, đồng thời kiểm tra mối liên hệ với các bệnh tim mạch, chẳng hạn như: bệnh động mạch vành, đột quỵ, suy tim và nhịp tim không đều - rung tâm nhĩ.

 

Tiến sỹ Dipender Gill của Đại học Hoàng gia London cho biết, những phát hiện của nghiên cứu này cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách thức caffeine phát huy tác dụng trong việc ngăn ngừa bệnh béo phì, cũng như lượng caffeine trong máu cao có liên quan thế nào đến nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2.

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng uống 3-5 tách cà phê mỗi ngày (1 tách cà phê chứa khoảng 70-150mg caffeine) có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 và bệnh tim mạch.

Trong nghiên cứu mới của do các nhà nghiên cứu Đại học Hoàng gia London hợp tác với các đồng nghiệp từ Đại học Bristol, Trường y học nhiệt đới & vệ sinh dịch tễ London (London School of Hygiene & Tropical Medicine) và Đại học Uppsala ở Thụy Điển thực hiện đã theo dõi 10.000 người, chủ yếu là người châu Âu. Các nhà nghiên cứu xem xét vai trò của 2 biến thể di truyền phổ biến của gene CYP1A2, AHR và cách chúng phân hủy cà phê trong cơ thể. Và kết quả cho thấy, những người phân hủy caffeine chậm hơn có khả năng có lượng caffeine trong máu cao hơn, ít nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 hơn.

Nhóm nghiên cứu cũng đã xem xét liệu mối liên hệ giữa caffeine với việc giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường có phải là do giảm cân hay không. Họ phát hiện ra rằng khoảng gần một nửa số người này đã giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 nhờ có trọng lượng cơ thể thấp hơn.

Mặc dù cà phê có tác dụng tích cực ở dạng nguyên chất nhưng lợi ích không giống nhau đối với cà phê có thêm chất làm ngọt hoặc các sản phẩm từ sữa. Cà phê có thêm đường, kem thường chứa nhiều carbohydrate và giàu calo không tốt cho sức khỏe. Chất làm ngọt được thêm vào cà phê sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường type 2 và béo phì.

Đối với người khỏe mạnh, caffeine trong cà phê cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Đau đầu, bồn chồn, lo lắng. Ngay cả khi uống vừa phải, vẫn có những rủi ro cần lưu ý như tăng cholesterol với cà phê không lọc hoặc cà phê loại espresso tăng nguy cơ ợ chua, mức đường huyết tăng cao sau bữa ăn. Theo Mayo Clinic (một trong những bệnh viện hàng đầu tại Mỹ), lượng caffeine được khuyến nghị lên tới 400mg mỗi ngày cho người trưởng thành khỏe mạnh. Trong khi đó, trẻ nhỏ được khuyến cao nên tránh đồ uống có chứa caffeine.

Lê Tuyết (Theo Mirror)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp