Điểm danh 8 loại thực phẩm nên ăn khi đau bụng

Khi đau bụng, không nên ăn các loại thực phẩm siêu chế biến, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ

Triệu chứng đau bụng khi nào không nên chủ quan?

Nha đam có tác dụng giảm đau bụng kinh hiệu quả

Đau bụng, buồn nôn, khó tiêu là triệu chứng bệnh sỏi mật hay dạ dày?

Đi tìm nguyên nhân gây đau bụng vào buổi sáng

1. Bánh mì chua

Chế độ ăn BRAT (Banana Rice Applesauce, Toast) bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng, từ lâu đã được khuyến nghị cho các trường hợp rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa hoặc khó tiêu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, không phải loại bánh mì nướng nào cũng phù hợp trong tình trạng này.

Bánh mì chua được ưu tiên do quá trình lên men tạo ra các lợi khuẩn, hỗ trợ hệ vi sinh vật đường ruột. Ngoài ra, bánh mì chua thường được làm từ bột tinh chế, giúp giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa so với bánh mì nguyên cám. Trong trường hợp triệu chứng nghiêm trọng, bánh mì nướng thông thường là lựa chọn an toàn nhất. Có thể bổ sung thêm bơ, mứt hoặc mật ong để tăng cường hương vị và dinh dưỡng.

2. Chuối

Chuối có đặc tính dễ tiêu hóa và là nguồn cung cấp chất điện giải kali dồi dào. Kali đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Khi cơ thể thiếu hụt kali, khả năng điều hòa lượng chất lỏng sẽ bị suy giảm. Chuối cũng chứa pectin, một loại tinh bột phức hợp tự nhiên có khả năng làm tăng độ đặc của phân, giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy.

3. Cơm trắng

Cơm trắng là một loại thực phẩm dễ tiêu hóa, cung cấp nguồn carbohydrate dồi dào, giúp cơ thể tạo năng lượng mà không gây kích ứng dạ dày. Khi được nấu chín, cơm có khả năng hấp thụ nước cao, đạt khoảng 60-68% hàm lượng nước. Vì vậy, cơm trắng chính là lựa chọn phù hợp để bù nước cho cơ thể khi bị nôn.

4. Trà gừng

Trà gừng có tác dụng làm dịu hệ tiêu hóa, đặc biệt khi dạ dày gặp vấn đề. Theo một nghiên cứu được đăng tải năm 2020 trên tạp chí Dinh dưỡng (Nutriens), gừng chứa các hợp chất có đặc tính riêng, giúp giảm triệu chứng buồn nôn và nôn.

Đối với những người không ưa thích gừng, trà bạc hà là một lựa chọn thay thế hiệu quả. Theo đó, bạc hà có khả năng làm giãn cơ trơn dạ dày, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa.

5. Khoai lang

Khoai lang nghiền bỏ vỏ, không nêm gia vị rất phù hợp cho người đau bụng

Khoai lang nghiền bỏ vỏ, không nêm gia vị rất phù hợp cho người đau bụng

Khi bị đau bụng, khoai lang hấp hoặc nghiền chính là món ăn phù hợp bởi chúng giúp bù lại lượng kali đã mất khi nôn hoặc tiêu chảy. Khoai lang cũng chứa nhiều chất xơ hoà tan dễ tiêu hoá, giúp giảm nhẹ các triệu chứng rối loạn tiêu hoá như đau dạ dày và tiêu chảy.

6. Bánh quy mặn

Khi bị đau bụng, không nên ăn bánh quy ngũ cốc hoặc bánh quy tẩm gia vị. Thay vào đó, nên ăn các loại bánh quy đơn giản và có bổ sung muối như bánh quy mặn vì chúng có hàm lượng chất xơ và chất béo thấp, dễ tiêu hoá. Lượng muối từ bánh quy cũng giúp hỗ trợ cơ thể bù lại các chất điện giải đã mất.

7. Yến mạch nguyên chất

Yến mạch nguyên chất là một loại carbohydrate phức hợp chứa nhiều chất xơ hòa tan, có tác dụng nhuận tràng, giúp giảm tình trạng táo bón. Chúng cũng chứa prebiotic, một loại chất xơ không tiêu hóa được, có vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột, từ đó hỗ trợ sức khỏe đường ruột. Khi chế biến, nên hạn chế sử dụng các loại topping phức tạp, thay vào đó có thể sử dụng chuối thái lát hoặc mật ong để tránh gây kích ứng đường tiêu hóa.

8. Nước luộc rau

Chất lỏng sẽ dễ tiêu hóa hơn đáng kể so với thực phẩm rắn. Trong trường hợp bị mất nước, các chuyên gia y tế khuyến cáo người bệnh nên uống nước luộc rau vì chúng có tác dụng giúp bù nước và cung cấp chất điện giải cho cơ thể. Tuy nhiên, cần lưu ý tránh sử dụng các loại nước dùng có hương vị đậm đà hoặc chứa nhiều gia vị, nhằm hạn chế nguy cơ gây kích ứng thêm cho niêm mạc dạ dày.

 
Hà Chi (Theo Well+Good)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa