Cách bảo vệ sức khỏe khi đi bơi, phòng ngừa mầm bệnh trong nguồn nước

Người đi bơi có rủi ro nhiễm các vi khuẩn ẩn náu trong làn nước

Mỹ đề xuất giới hạn nồng độ "hóa chất vĩnh cửu" trong nguồn nước

Báo động gia tăng dịch bệnh do nguồn nước ô nhiễm

Nhiễm khuẩn huyết từ vết đâm do ngạnh cá trê

Nhiễm vi khuẩn hiếm gặp khi chơi ở bùn đất bẩn, bé trai bị sốc nhiễm khuẩn nặng

Các bệnh thường gặp khi tiếp xúc với nguồn nước nhiễm khuẩn

Nhiều người tới các bể bơi thường lo ngại bị dị ứng với clo trong nước. Tuy nhiên, nhiệm vụ quan trọng của hóa chất này là ngăn ngừa những vi khuẩn có hại phát triển trong nguồn nước.

Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ, vi khuẩn trong bể bơi, ao hồ tự nhiên có thể gây ra nhiều bệnh lý, khiến người đi bơi gặp triệu chứng tiêu chảy, sốt, mệt mỏi như bị cảm, đau bụng, chán ăn. Nguồn nước nhiễm khuẩn có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, hô hấp, thần kinh, da, tai và mắt.

Một số vấn đề sức khỏe có thể xảy ra khi đi bơi thư giãn gồm:

Nhiễm ký sinh trùng từ hồ bơi

Ký sinh trùng, vi khuẩn có thể phát tán ra môi trường nước thông qua chất thải

Ký sinh trùng, vi khuẩn có thể phát tán ra môi trường nước thông qua chất thải

Nước bể bơi và ao hồ chứa nhiều mầm bệnh mà mắt thường khó có thể phát hiện. Một trong số đó là ký sinh trùng mang tên Cryptosporidium, có thể lây truyền qua đường phân - miệng. Nếu bạn chẳng may uống phải một vài ngụm nước nhiễm khuẩn khi bơi, bạn sẽ nhiễm loài ký sinh trùng nói trên.

Triệu chứng nhiễm Cryptosporidium gồm: Đi ngoài phân lỏng, đau bụng, buồn nôn và nôn, sốt nhẹ, chán ăn, bắt đầu trong vòng 2-10 ngày sau khi tiếp xúc với nước bẩn.

Người có hệ miễn dịch tốt có thể tự khỏi, chỉ cần bù đắp đủ nước cho cơ thể. Riêng người có hệ miễn dịch suy yếu, có bệnh lý nền cần can thiệp y tế.

E.coli

E. coli cũng dễ lây lan qua đường phân – miệng, gây ra triệu chứng tiêu chảy, chán ăn, đau bụng. Có nhiều chủng E.coli khác nhau, trong đó những chủng độc lực cao có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.

Viêm ruột do giardia

Giardia là một loại sinh vật đơn bào, ký sinh ở phần đầu ruột non và hấp thụ các chất dinh dưỡng của cơ thể. Một nửa số người nhiễm ký sinh trùng này sẽ không có biểu hiện triệu chứng. Các trường hợp còn lại thường đi ngoài phân lỏng, phân nổi mỡ, đau bụng, chướng bụng, buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi.

Bệnh lỵ

Bệnh lỵ là bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cấp tính do vi khuẩn Shigella với biểu hiện từ tiêu chảy nhẹ tới đau thắt bụng, sốt cao, nôn mửa. Chỉ khoảng 1-3 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn nước nhiễm khuẩn, người bệnh đã xuất hiện triệu chứng.

Salmonella

Salmonella không chỉ có trong thực phẩm chưa nấu chín, gây ngộ độc cho người ăn. Bạn còn có nguy cơ nhiễm Salmonella qua nguồn nước không đảm bảo vệ sinh. Đa số triệu chứng giống với tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính khác. Trường hợp nặng cần được điều trị bằng kháng sinh để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn khi đi bơi

Nên tắm trước và sau khi bơi để bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa nhiễm khuẩn

Nên tắm trước và sau khi bơi để bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa nhiễm khuẩn

Để giảm rủi ro nhiễm khuẩn khi đi bơi ở ao hồ, sông suối, bể bơi hay công viên nước mùa Hè này, bạn nên thực hiện các biện pháp sau:

Không nuốt nước bể bơi

Điều đầu tiên bạn cần làm là hạn chế nuốt phải nước hồ, nước bể bơi. Ngay cả clo cũng không thể diệt khuẩn ngay lập tức.

Tắm trước và sau khi bơi

Cơ thể mỗi người còn dính một chút chất thải trước khi xuống ao hồ, bể bơi. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của chính mình cũng như những người xung quanh, bạn nên có thói quen tắm trước khi xuống bể bơi. Sau khi vùng vẫy thỏa thích dưới nước, bạn cũng cần tắm lại sạch sẽ, chú ý rửa sạch tay với xà phòng, tránh đưa tay lên miệng hoặc chạm vào đồ ăn.

Với trẻ nhỏ, cha mẹ nên chủ động cho con ra khỏi bể bơi 30 phút/lần để đi vệ sinh.

Kiểm tra thời tiết trước khi bơi

Yếu tố thời tiết có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng nước ở ao hồ, sông suối. Trong những ngày đặc biệt nắng nóng hoặc sau những trận mưa lớn, mật độ vi khuẩn sẽ thường tăng cao. Tốt nhất không nên đi bơi nếu không thể đảm bảo nguồn nước an toàn.

 
Quỳnh Trang (Theo Cleveland Clinic)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp