Mùa Hè cẩn trọng viêm tai giữa khi cho trẻ đi bơi

Cha mẹ nên cho trẻ bơi ở những hồ bơi phù hợp với lứa tuổi

Viêm tai giữa ở người lớn có nguy hiểm không?

Cha mẹ cần biết gì về bệnh viêm tai giữa ở trẻ?

8 điều cha mẹ nên làm để phòng ngừa viêm tai giữa cho trẻ

6 triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ dễ bị viêm tai giữa hơn người lớn

Trẻ em thường rất thích được đi bơi nhất là vào dịp Hè. Bơi lội giúp trẻ vận động toàn thân, từ đó giúp các em ăn tốt và ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, nhiều trường hợp trẻ đi bơi về không được vệ sinh tai đúng cách dễ bị viêm tai giữa.

Viêm tai giữa là tình trạng tổn thương tai giữa dưới tác động của các tác nhân gây bệnh như: Vi khuẩn, virus. Nếu đi bơi, nhất là ở những nơi không đảm bảo vệ sinh, nước bị ô nhiễm, nước bẩn vào trong tai sẽ đem theo các vi khuẩn và nấm mốc - tác nhân chính gây nên tình trạng viêm tai giữa. Thông thường, nước vào tai sẽ tự chảy ra ngoài nhưng đôi khi nước đọng lại khiến tai bị ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển, dẫn đến viêm nhiễm.

Theo bác sỹ Trần Thị Thúy Hằng - Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM chia sẻ trên Vnexpres, bất cứ ai cũng có thể bị viêm tai giữa khi đi bơi. Tuy nhiên, trẻ em thường có xu hướng mắc bệnh cao hơn người lớn. Do trẻ em có sức đề kháng yếu hơn, vòi nhĩ nằm chếch với phương ngang và ngắn hơn nên thường bị viêm tai giữa khi bơi nhiều hơn.

Khi bị viêm tai giữa, trẻ có thể bị ù tai hay giảm thính lực tạm thời. Sau 3-5 ngày sốt cao liên tục, tai bắt đầu chảy mủ. Mủ thường có màu vàng nhạt và lỏng. Ngoài các triệu chứng đặc hiệu ở tai, trẻ có thể nôn ói, đau bụng, tiêu chảy... Ở trẻ nhỏ, tình trạng nhiễm trùng có thể đi từ xoang mũi theo vòi nhĩ vào tai giữa gây viêm tai giữa cấp. Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể bị điếc, thậm chí tử vong bởi biến chứng viêm màng não hay xuất huyết não.

Phòng viêm tai giữa cho trẻ thế nào?

Để phòng tránh viêm tai giữa cho trẻ khi đi bơi, cha mẹ cần hết sức chú ý lựa chọn địa điểm bơi an toàn, sạch sẽ cho con. Nên chọn hồ bơi có nước sạch, lượng người tắm giới hạn, luôn được khử trùng, không chứa nhiều chất độc hại cho hệ hô hấp

Khi đi bơi cũng cần trang bị dụng cụ hỗ trợ bơi như: Mũ, kính bơi và nút tai. Trong khi bơi tránh để sặc nước, hạn chế để nước lọt vào tai, mũi, họng. Nếu vô tình để nước vào mũi, dùng tay bịt một lỗ mũi và xì nhẹ lỗ mũi kia và ngược lại. Không nên bịt cả hai lỗ mũi để cùng lúc xì mũi nhằm tránh gây ù tai hoặc làm nguồn viêm nhiễm đi từ mũi họng qua vòi nhĩ vào tai gây viêm tai giữa. Còn nếu nước vào bên trong tai thì nghiêng đầu, kéo vành tai ra sau tạo thành một đường thẳng giúp cho nước dễ dàng chảy ra ngoài. Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ không khạc nhổ, hỉ mũi, tiểu tiện trong hồ bơi.

Sau khi ở hồ bơi lên trẻ nên xì mũi nhẹ, nghiêng đầu và nhảy cò để nước trong ống tai ngoài tự chảy ra, không ngoáy tai mạnh gây xây xước ống tai ngoài làm dễ nhiễm trùng. Tắm lại nước sạch với xà phòng tắm sau khi ở hồ bơi lên. Bên cạnh đó, cha mẹ nên nhỏ mắt, lau tai khô và  cho trẻ súc họng với nước muối sau khi đi bơi.

Với những trẻ có tiền sử bị viêm tai giữa, viêm xoang, tốt nhất là không đi bơi vì rất dễ tái phát bệnh. Sau khi bơi nếu trẻ xuất hiện các dấu nhiệu như: Ngứa mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, nước mũi đục vàng hoặc xanh; Mệt mỏi, sốt, nhức đầu; Tai ngứa, đau tai, nặng hơn có thể chảy mủ vàng… cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.

 
Lê Tuyết (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ