Bảo vệ da hiệu quả trước ánh nắng mùa Hè

Bảo vệ da hiệu quả trong mùa Hè

Buồn nôn sau tập luyện: Nguyên nhân do đâu?

Nhà gọn hơn khi bạn “dọn” lại tư duy!

11 vật dụng quen thuộc hóa ra là ổ vi khuẩn

Làm sao để ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão?

1. Thoa kem chống nắng

Việc đầu tiên bạn nên làm khi chuẩn bị ra ngoài là thoa kem chống nắng. Hãy chọn sản phẩm có khả năng bảo vệ phổ rộng (broad-spectrum), giúp ngăn được cả tia UVA và UVB. Trong đó, tia UVB là nguyên nhân chính gây cháy nắng, còn tia UVA có thể xuyên qua kính và góp phần làm lão hóa da. Đặc biệt, UVA và UVB có thể là tác nhân gây bệnh ung thư da.

Nên chọn loại có chỉ số SPF từ 30 trở lên để đạt hiệu quả bảo vệ tốt nhất. Thoa kem trước khi ra ngoài khoảng 15 phút, đặc biệt ở các vùng da như mặt, cổ, tai, cánh tay và chân. Cần thoa lại sau mỗi 2 giờ để duy trì hiệu quả.

2. Ăn mặc kín đáo

Trang phục là lớp bảo vệ quan trọng ngăn da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Bạn nên chọn áo dài tay, quần dài hoặc váy dài, đặc biệt vào những ngày Hè nắng gắt. Vải tối màu và chất liệu dày sẽ chống nắng tốt hơn so với vải mỏng, sáng màu. Nếu vải bị ướt, hiệu quả chống nắng sẽ giảm đi đáng kể.

Nếu thường xuyên hoạt động ngoài trời, bạn có thể cân nhắc sử dụng các loại trang phục có chỉ số chống tia UV (UPF), được thiết kế riêng để chống nắng tốt hơn.

3. Sử dụng kính râm

Vùng da quanh mắt rất mỏng và dễ tổn thương, chưa kể đến nguy cơ ảnh hưởng thị lực nếu bạn nhìn trực tiếp dưới nắng. Vì vậy, kính râm là vật dụng không thể thiếu vào mùa Hè.

Hãy chọn loại kính có dán nhãn chống tia UV, ưu tiên sản phẩm có khả năng ngăn được 99-100% tia UVA và UVB. Một số loại sẽ ghi rõ “chống tia UV đến 400nm” - dấu hiệu cho thấy kính có hiệu quả bảo vệ mắt.

Tránh sử dụng kính không rõ nguồn gốc hoặc chỉ mang tính thời trang. Những loại kính này thường không có lớp chống tia UV, thậm chí khiến mắt dễ bị tổn thương hơn khi đeo dưới ánh nắng.

4. Đội mũ rộng vành 

Che chắn làn da tốt hơn với mũ rộng vành

Che chắn làn da tốt hơn với mũ rộng vành

Một chiếc mũ có vành rộng từ 5 đến 8cm sẽ giúp che chắn tốt vùng mặt, trán, tai và gáy - những khu vực dễ bị bắt nắng. Mũ càng rộng, chất liệu càng dày thì khả năng bảo vệ càng tốt.

Loại mũ này phù hợp khi bạn đi bộ, làm vườn, du lịch ngoài trời hoặc tham gia các hoạt động không bắt buộc đội mũ bảo hiểm

5. Tránh ra ngoài vào khung giờ nắng gắt nhất

Từ 10h sáng đến 4h chiều là thời điểm tia UV hoạt động mạnh nhất trong ngày. Nếu có thể, nên hạn chế ra ngoài trong khoảng thời gian này. Nếu buộc phải ra ngoài, hãy che chắn cẩn thận và ưu tiên tìm nơi có bóng râm.

Khi ở nhà, nên đóng cửa sổ, kéo rèm để tránh ánh nắng chiếu trực tiếp, đồng thời sử dụng quạt hoặc điều hòa để giữ không gian mát mẻ.

6. Tìm bóng râm khi ở ngoài trời

Trong điều kiện thời tiết nắng gắt, việc tìm bóng râm có thể giúp giảm mức độ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Khi nghỉ ngơi ngoài trời, nên đứng dưới tán cây, mái hiên hoặc sử dụng ô, dù, mái che để hạn chế tác động của tia UV lên da. 

7. Uống nhiều nước mỗi ngày

Nắng nóng khiến cơ thể dễ bị mất nước, làm da khô ráp, thiếu sức sống và khó phục hồi nếu bị tổn thương. Bạn nên uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày, và uống nhiều hơn nếu vận động ngoài trời hoặc đổ mồ hôi nhiều. Uống đủ nước giúp da giữ được độ ẩm, tránh khô da.

8. Theo dõi chỉ số tia UV hằng ngày

Thường xuyên theo dõi chỉ số tia UV

Thường xuyên theo dõi chỉ số tia UV

Chỉ số tia UV là thông tin quan trọng giúp bạn biết mức độ nguy hiểm của ánh nắng trong ngày. Ở Việt Nam, chỉ số này thường được cập nhật trên các ứng dụng thời tiết, trang web dự báo thời tiết, hoặc trên truyền hình.

Nếu chỉ số UV từ 7 trở lên, tức là mức nguy cơ cao, bạn nên che chắn kỹ hoặc hạn chế ra đường. Người cao tuổi, trẻ nhỏ hoặc người có bệnh nền càng cần thận trọng hơn khi tiếp xúc với ánh nắng.

9. Làm dịu da sau khi đi nắng

Ngay cả khi đã chống nắng kỹ, da vẫn có thể bị kích ứng nếu tiếp xúc lâu với ánh nắng. Sau khi về nhà, hãy làm mát da bằng khăn lạnh hoặc tắm nước mát. Lưu ý không nên tắm ngay lập tức, nên nghỉ ngơi vài phút cho thân nhiệt ổn định rồi mới tắm để tránh bị sốc nhiệt.

Sau đó, bạn nên thoa gel lô hội hoặc kem dưỡng ẩm để giúp da dịu lại và phục hồi nhanh hơn. Đừng quên uống thêm nước để bù lượng đã mất.

10. Cẩn trọng khi dùng thuốc và mỹ phẩm

Một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc trị mụn, thuốc huyết áp, thuốc chống dị ứng hoặc điều trị viêm khớp có thể khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng. Ngoài ra, các sản phẩm chăm sóc da chứa AHA, BHA hoặc retinol cũng dễ làm da bị kích ứng nếu tiếp xúc với tia UV.

 
Đào Dung (Theo Very Well Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp