Cách giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt sau tuổi 50

Nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt tăng theo tuổi, đặc biệt là sau tuổi 50

Những điều nam giới cần biết về ung thư tuyến tiền liệt

6 thực phẩm giúp giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt

Chế độ ăn thuần chay giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt?

Nam giới “bụng bia” tăng nguy cơ tử vong vì ung thư tuyến tiền liệt

Ai dễ bị ung thư tuyến tiền liệt nhất?

Ung thư tuyến tiền liệt xảy ra khi các tế bào trong tuyến tiền liệt bắt đầu phát triển bất thường, dẫn đến hình thành khối u. Các triệu chứng thường gặp gồm khó tiểu hoặc đi tiểu thường xuyên, dòng tiểu yếu, đau vùng xương chậu, tiểu ra máu hoặc tinh dịch, sụt cân không rõ nguyên nhân và sưng chân hoặc bàn chân.

Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Frontiers in Public Health năm 2022, ung thư tuyến tiền liệt là loại ung thư được chẩn đoán phổ biến thứ hai và là nguyên nhân gây tử vong do ung thư đứng thứ năm ở nam giới trên toàn thế giới, với ước tính hơn 1,4 triệu ca ung thư mới và hơn 375 nghìn ca tử vong năm 2020. Gánh nặng ung thư tuyến tiền liệt được cho là sẽ tăng lên khi dân số già đi và sự tăng trưởng kinh tế. 

Các yếu tố phổ biến làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt như: Tuổi tác, đặc biệt ở những người từ 50 tuổi trở lên; Tiền sử gia đình mắc ung thư tuyến tiền liệt; Đàn ông Mỹ gốc Phi; Một số đột biến gen di truyền; Béo phì; Ăn nhiều thịt đỏ và ăn ít trái cây, rau củ; Nồng độ testosterone hoặc các hormone khác cao; Viêm tuyến tiền liệt mạn tính.

Thiếu vitamin D có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt

Thiếu vitamin D cũng được coi là yếu tố nguy cơ chính gây ung thư tuyến tiền liệt. Một nghiên cứu đăng trên Journal Oncotarget năm 2017 quan sát thấy những người mắc ung thư tuyến tiền liệt có lượng vitamin D trong cơ thể thấp hơn, bệnh nghiêm trọng hơn ở những người thiếu vitamin D nhiều nhất. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn tìm thấy mối liên hệ giữa lượng vitamin D thấp và mức độ viêm cao hơn ở những người bị ung thư tuyến tiền liệt.

Soumita Biswas - BS, chuyên gia dinh dưỡng trưởng, Bệnh viện Aster RV, Bengaluru, Ấn Độ cho biết, “Bệnh nhân mắc ung thư tuyến tiền liệt có lượng vitamin D thấp, nam giới có lượng vitamin D cân bằng có nguy cơ tử vong do ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn ”.

Pramod S - BS chuyên khoa tiết niệu và phẫu thuật robot, Bổ sung thêm, Phòng khám Apollo, Bengaluru, Ấn Độ cho biết thêm, “Những người đàn ông sống ở vùng băng giá, ít tiếp xúc với tia cực tím từ ánh sáng mặt trời có nguy cơ tử vong do ung thư tuyến tiền liệt cao hơn”.

Làm thế nào để giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt?

Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt?

Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt?

Theo BS Anita Aggarwal, Trưởng khoa X-quang, Trung tâm Chấn thương Cột sống Ấn Độ, New Delhi, hiệu quả điều trị nhiều bệnh nội khoa, gồm cả ung thư, phụ thuộc rất nhiều vào việc phát hiện sớm. Chẩn đoán càng sớm thì điều trị càng tốt hơn và hiệu quả hơn. Khi được xác định sớm, nhiều biến chứng sức khỏe, trong đó có ung thư, đã cải thiện tiên lượng. Bệnh vẫn còn ở một vùng cơ thể và chưa lan sang các bộ phận khác, khi đó tỷ lệ điều trị thành công thường cao hơn.

Bác sĩ nhấn mạnh việc chẩn đoán và điều trị sớm còn giúp cải thiện chất lượng cuộc sống nói chung của bệnh nhân. Hơn hết, các biện pháp phòng ngừa là rất quan trọng. Sau đây là một số cách giúp giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt:

- Chọn chế độ ăn ít chất béo, gồm thịt nạc, sữa ít béo, hạn chế chất béo từ dầu ăn.

- Tăng cường ăn trái cây và rau củ hàng ngày vì giàu chất dinh dưỡng hỗ trợ chống ung thư.

- Giảm ăn sản phẩm từ sữa vì ăn nhiều sữa có thể làm tăng nhẹ nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.

- Duy trì cân nặng hợp lý bằng cách kiểm soát lượng calorie nạp vào và tập thể dục đều đặn. Tập ít nhất 30 phút hầu hết các ngày trong tuần.

- Thăm khám định kỳ, tham khảo ý kiến ​​bác sĩ về nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, đặc biệt nếu bạn có các yếu tố nguy cơ cao.

 
Nguyễn Thanh (Theo Onlymyhealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Ung thư