Chế độ ăn thuần chay giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt?

Nam giới ăn chay giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt

Thực phẩm giàu sắt cần có trong chế độ ăn chay

Gợi ý các món giàu protein cho người ăn chay, thuần chay

Hướng dẫn tự làm kem béo từ yến mạch cho người ăn chay

Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh đồ ăn chay

Chế độ ăn thuần chay là gì?

Chế độ ăn thuần chay là ăn các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật chưa qua chế biến, hoàn toàn thô hoặc được làm nóng ở nhiệt độ rất thấp. Nói không với thực phẩm có nguồn gốc động vật, bao gồm các sản phẩm từ sữa, thịt và trứng.

Ngoài yếu tố nhân văn và bảo vệ môi trường, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời chính là lý do khiến chế độ ăn thuần chay ngày càng được nhiều người lựa chọn.

Chế độ ăn thuần chay giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt?

Trong một nghiên cứu của Đại học Loma Linda ở California (Mỹ) đã theo dõi chế độ ăn uống (bao gồm cả không ăn chay, ăn chay và chế độ ăn thuần chay) của hơn 26.000 nam giới trong vòng 7 năm. Kết quả cho thấy, nam giới có nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn 35% nếu theo một chế độ ăn thuần chay.

Ung thư tuyến tiền liệt là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới tại Anh với hơn 47.000 trường hợp mắc bệnh mỗi năm. Hơn 10.000 người chết vì loại ung thư này mỗi năm trên toàn thế giới và nó là loại ung thư phổ biến thứ 2 ở nam giới sau ung thư phổi.

Khi mắc các bệnh về tuyến tiền liệt nếu không được chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống nam giới, đặc biệt là chuyện phòng the, chẳng hạn như khó chịu khi giao hợp, hoặc trực tiếp ảnh hưởng đến cảm xúc tình dục và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Những thực phẩm phổ biến với chế độ thuần chay

Theo chế độ ăn thuần chay, bạn có thể ăn các loại thực phẩm làm từ thực vật, bao gồm:

- Trái cây: Táo, cam, lê, dứa, chuối...

- Rau củ: Bông cải xanh, súp lơ, bí đỏ, bí ngòi, khoai tây...

- Các loại quả hạch: Hạnh nhân, óc chó, mắc ca, hạt dẻ cười...

- Các loại hạt: Hạt chia, hạt gai dầu, hạt lanh...

- Cây họ đậu: Hạt đậu, đậu lăng, đậu gà, đậu Hà Lan...

- Ngũ cốc: Yến mạch, lúa mạch, kiều mạch, hạt diêm mạch...

- Chất béo lành mạnh: Olive, quả bơ, dầu thực vật chưa tinh chế.

- Sữa thực vật: Sữa hạnh nhân, sữa yến mạch, sữa đậu nành, sữa hạt điều.

- Gia vị và thảo mộc: Tiêu đen, thì là, gừng, bột tỏi, nghệ...

Lưu ý: Khi mới bắt đầu chuyển sang chế độ ăn thuần chay, bạn hãy thử bắt đầu với các thực phẩm mình đã quen thuộc. Bạn cũng không cần phải từ bỏ tất cả các loại thịt, cá… ngay lập tức. Thay vào đó, hãy thử bắt đầu với 1 - 2 bữa ăn theo chế độ ăn thuần mỗi tuần, sau đó tăng dần số lượng các bữa ăn. Bên cạnh đó, khi chuyển sang chế độ ăn thuần chay có thể khiến bạn dễ thiếu hụt một vài dưỡng chất nhất định như protein, calci, acid béo omega-3, kẽm... Do đó, bạn nên chú ý tới việc cân bằng dinh dưỡng để có chế độ ăn lành mạnh nhất.

 
Lê Tuyết
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp