Hôi miệng cảnh báo nhiều bệnh lý

Chứng hôi miệng có thể được phân loại là sinh lý, bệnh lý hoặc chủ quan của người bệnh.

Lợi ích sức khỏe của việc cạo lưỡi

Hết ám ảnh, tự ti vì hôi miệng nhờ các mẹo đơn giản

6 triệu chứng về răng miệng bạn nên lưu tâm

Hướng dẫn lựa chọn sản phẩm chăm sóc răng miệng cho trẻ

Hôi miệng là triệu chứng của bệnh gì?

Các chuyên gia về nha khoa nhận định, hôi miệng không phải là bệnh mà có thể là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm như:

1. Các bệnh lý răng miệng

Nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng hôi miệng là do mắc các bệnh lý nha khoa nguy hiểm như:

- Viêm lợi

- Viêm nha chu

- Sâu răng

- Viêm tủy răng

- Viêm quanh chóp

- Áp xe tủy răng

- Viêm xương hàm…

Vi khuẩn, vi sinh vật có hại là tác nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý nguy hiểm kể trên. Sự phát triển quá mức của vi khuẩn không chỉ tấn công răng nướu mà còn gây hôi miệng bởi sự phản ứng của các chất lưu huỳnh. Ngoài ra, các chất thải của vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh cũng thường khiến cho khoang miệng của mọi người có mùi hôi, khó chịu.

2. Các bệnh lý toàn thân

Không chỉ là triệu chứng của các bệnh lý nha khoa nguy hiểm, hôi miệng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe toàn thân đang bị đe dọa bởi các bệnh lý sau đây:

- Bệnh về phổi: Viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, ung thư phổi… khiến hơi thở có mùi khó chịu do vi khuẩn, mùi hôi từ dịch nhầy tích tụ tại cơ quan này theo đường thở thoát ra ngoài.

- Bệnh về đường hô hấp: Viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, viêm VA… cũng là những bệnh lý thường gây ra mùi khó chịu trong hơi thở của mọi người.

- Bệnh về đường tiêu hóa: Các bệnh như viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa, hở van dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản khiến thức ăn bị đọng lại hoặc trào lên vùng vòm họng khiến hơi thở có mùi hôi.

- Bệnh gan như suy gan, ung thư gan,… khiến khả năng phân giải độc tố bị suy yếu, nồng độ amoniac trong máu tăng cao làm cho hơi thở thường có mùi nồng khó chịu.

- Bệnh mạn tính, đái tháo đường… khiến cơ thể bị suy giảm hệ miễn dịch, sức đề kháng kém tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây hôi miệng dễ dàng tấn công.

Nên làm gì để phòng hôi miệng?

- Cần đi khám bệnh để tìm nguyên nhân, trên cơ sở đó bác sĩ khám bệnh sẽ điều trị theo nguyên nhân (nếu do bệnh tật gây ra) hoặc tư vấn trong các trường hợp do lối sống hoặc các vấn đề liên quan đến hôi miệng.

- Cần vệ sinh họng miệng sạch sẽ hàng ngày bằng cách đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Tốt hơn nữa là trước khi đánh răng nên súc họng bằng nước muối sinh lý vừa có tác dụng ngăn ngừa viêm hô hấp trên vừa có tác dụng hạn chế hình thành cao răng.

- Khi mắc các bệnh như: Viêm đường hô hấp trên (viêm VA, viêm amidan, viêm mũi, họng, xoang…) hoặc bệnh mạn tính về dạ dày, gan, thận, đái tháo đường cần tích cực điều trị để kiểm soát bệnh lý. Hạn chế ăn nhiều, thường xuyên các loại gia vị như tỏi, hành hoặc cần bỏ thuốc lá, thuốc lào. Người đeo hàm giả cần vệ sinh hàm giả tuần vài ba lần để làm sạch không cho vi sinh vật bám vào gây hôi miệng.

Ngoài những cách trên, bạn có thể lựa chọn dung dịch nha chứa sáp ong trong cồn (thành phần chính) kết hợp cùng nhiều thảo dược khác như: Lá trầu không, cùi quả cau, vỏ chay giúp cải thiện tình trạng hơi thở có mùi hiệu quả.

 

Các thành phần trong sản phẩm đều được ứng dụng trong dân gian từ hàng ngàn năm trước, đồng thời đã được chứng minh tác dụng qua nhiều nghiên cứu, tiêu biểu là đề tài năm 2018 tại Đại học Lovely (Ấn Độ) cho thấy, trong lá trầu không chứa hoạt chất hydroxychavicol và eugenol có tác dụng hỗ trợ kháng khuẩn, chống oxy hóa mạnh, giúp tiêu diệt vi sinh vật trong khoang miệng, từ đó cải thiện mùi hôi miệng rất tốt.

Ngoài ra, các dược liệu trên còn giúp giảm viêm mạnh, cung cấp nhiều vitamin, chất dinh dưỡng cho nướu lợi, làm thơm tự nhiên. Đây là sản phẩm đầu tiên trên thị trường bổ sung nguồn dinh dưỡng dồi dào cho tế bào nướu lợi, có tác dụng làm sạch, làm thơm, kháng khuẩn tự nhiên, nâng cao sức đề kháng cho tế bào nướu lợi. Đặc biệt, các thành phần 100% tự nhiên nên rất an toàn, thân thiện với cơ thể, không gây kích ứng tế bào nướu lợi, phòng ngừa hôi miệng tái phát.

Vì vậy, ngoài việc thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống, để cải thiện tình trạng hôi miệng hiệu quả thì bạn hãy nhớ sử dụng dung dịch nha chứa thành phần chính sáp ong trong cồn mỗi ngày.

Việt An

 

Dung dịch nha khoa Nutridentiz – Lợi chắc răng bền, thổi bay hôi miệng

Dung dịch nha khoa Nutridentiz có thành phần chính là dịch chiết sáp ong trong cồn kết hợp với một số loại thảo dược quý khác như dịch chiết xuất vỏ chay, dịch chiết xuất cùi quả cau, dịch chiết xuất lá trầu không giúp: Làm sạch, làm thơm, khử mùi hôi, làm dịu mát miệng trong các trường hợp viêm quanh răng, viêm lợi, viêm niêm mạc miệng... cho hơi thở thơm mát hơn. Góp phần giúp răng chắc khỏe, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây viêm lợi, viêm niêm mạc miệng...

Dùng súc miệng hàng ngày giúp răng chắc khỏe, hơi thở thơm mát, không còn hôi miệng, giúp bạn thoải mái, tự tin khi giao tiếp. Dùng cho những người mắc các vấn đề răng miệng như: Hôi miệng, sâu răng, viêm nướu răng, viêm quanh răng, nhiệt miệng, chảy máu chân răng, có mảng bám trên răng...; Người có thói quen hút thuốc lá, ăn thực phẩm gây mùi khó chịu. Dùng súc miệng mỗi ngày 2 - 3 lần để hàng ngày giúp lợi răng chắc khỏe, nên ngậm tối thiểu 30 giây trước khi nhổ bỏ đi.

nutridentiz620

XNQC: 22/2020/XNQCMP-YTHN

sản phẩm được phân phối bởi: Công ty TNHH Mỹ phẩm Spaphar.

Địa chỉ: 173 Phố Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Liên hệ: 024.37757240

Sản phẩm có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Răng hàm mặt