Cổ cứng đơ sau khi thức dậy phải làm sao?

Cổ cứng đơ sau khi thức dậy thường là do bạn nằm sai tư thế khi ngủ

Thoái hóa cột sống, hay bị tê tay chân có nguy cơ bị liệt không?

Đánh giá tác dụng hỗ trợ giảm đau của TPCN Cốt Thoái Vương trong điều trị đau dây thần kinh tọa

Thoái hóa cột sống, hẹp khe đốt sống nên vận động thế nào?

Chân yếu, đau tê vùng lưng khi ngồi là bị bệnh gì?

Nguyên nhân khiến cổ cứng đơ sau khi thức dậy là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng cổ cứng đơ sau khi thức dậy, dưới đây là một số lý do điển hình mà bạn cần biết:

- Sai tư thế ngủ: Nằm sấp, gối quá cao... khiến mạch máu ở vùng cổ bị chèn ép, giảm cung cấp oxy cho các tế bào cơ. Từ đó, acid lactic cũng được giải phóng nhiều hơn, gây đau mỏi, cứng cơ cổ.

- Thoái hóa cột sống cổ: Đây là tình trạng sụn khớp bị bào mòn, đĩa đệm xơ cứng, giảm độ đàn hồi, cấu trúc đốt sống xốp và mỏng hơn, dễ bị tổn thương, giảm chức năng. Tình trạng này nếu không được phát hiện sớm sẽ gây ra các bệnh lý như thoát vị đĩa đệm cổ, gai đốt sống cổ... chèn ép lên rễ thần kinh gây cứng cổ, đau vai gáy. 

Cổ cứng đơ sau khi thức dậy phải làm sao?

Dưới đây là một số cách bạn có thể thực hiện để khắc phục tình trạng cứng cổ khi thức dậy:

Xoay cổ nhẹ nhàng

Xoay cổ nhẹ nhàng có thể giúp cải thiện lưu thông máu, giảm đau cứng cổ

Theo chuyên gia vật lý trị liệu Shelly Coffman (người Mỹ), thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng vùng cổ có thể giúp tăng cường lưu thông máu, giảm viêm và từ đó cải thiện tình trạng đau cứng cổ.

Nằm ngửa, đặt một chiếc khăn tắm cuộn tròn hoặc một quả bóng mềm dưới cổ. Nhẹ nhàng xoay cổ lần lượt sang hai bên (như khi lắc đầu), sau đó lại chuyển động cổ lên xuống (như khi gật đầu). Thực hiện các động tác này từ 2 - 3 lần/ngày, mỗi lần 20 nhịp.

Chườm nóng hoặc lạnh

Chườm nóng có thể giúp thư giãn cơ bắp và tăng cường lưu thông máu tới vùng bị đau, Shelly Coffman cho biết. Chườm lạnh sẽ giúp làm giảm đau, giảm viêm. Bạn có thể chườm nóng hoặc lạnh xen kẽ nhau, mỗi lần khoảng 10 phút - 1 tiếng.

Tuy nhiên, nếu bị cứng cổ, đồng thời đau cổ nghiêm trọng, bạn chỉ nên chườm lạnh. Chườm nóng có thể kích thích phản ứng viêm, khiến cơn đau trở nên tồi tệ hơn.

Dùng thuốc

Bạn có thể dùng thuốc giảm đau, kháng viêm để giảm đau cứng cổ

Bạn có thể dùng một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm, giãn cơ không cần kê đơn nếu sau khi thực hiện các biện pháp trên mà tình trạng cứng cổ không thuyên giảm hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, công việc. Tuy nhiên, đừng lạm dụng thuốc Tây vì chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khó chịu.

Ngâm mình trong bồn tắm với muối Epsom

Tắm nước ấm với muối Epsom có thể giúp thư giãn cơ bắp, giúp khắc phục tình trạng cứng cổ hiệu quả. Nước ấm giúp thư giãn và làm dịu cơ bắp, trong khi đó các thành phần hóa học trong muối Epsom giúp giảm viêm, cải thiện lưu thông máu trong cơ thể.

Theo Cleveland Clinic (Mỹ), chỉ cần hòa 300gr muối Epsom vào bồn nước tắm, ngâm mình trong bồn tắm khoảng 15 phút sẽ giúp bạn cảm thấy thư giãn, giảm đau cứng cổ một cách tự nhiên.

Đi dạo

Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ cũng là một cách giảm đau cứng cổ hiệu quả. Nguyên nhân là bởi tập thể dục giúp tăng lưu lượng máu giàu oxy tới các mô mềm, bao gồm cả các mô tại cột sống. Điều này có thể góp phần giảm đau, giúp tăng tốc độ hồi phục khi bị cứng cổ.


Thay đổi tư thế ngủ

Để giảm đau cứng cổ khi ngủ dậy, bạn nên thay đổi tư thế ngủ, đặc biệt không nằm sấp vì tư thế này khiến bạn phải nghiêng hẳn đầu sang một bên, về lâu dài có thể gây tổn thương cổ. Chưa kể, thường xuyên nằm sấp cũng có thể gây đau lưng dưới.

Thay vào đó, bạn nên chọn tư thế nằm nghiêng hoặc nằm ngửa với một chiếc gối có độ cao vừa phải để hỗ trợ đầu và cổ, tạo giấc ngủ ngon, thoải mái hơn.

Thay đổi tư thế ngồi làm việc

Tình trạng đau cứng cổ có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu bạn ngồi sai tư thế, đặc biệt là khi bạn thường xuyên phải làm việc với máy tính. Tốt hơn hết, bạn nên đặt màn hình máy tính ngang với tầm mắt. Điều này có nghĩa tầm mắt của bạn khi nhìn thẳng nên ở ngay giữa hoặc ngang với nửa trên của màn hình.

Bạn nên chú ý giữ đúng tư thế khi ngồi làm việc

Tránh nghiêng đầu, vặn đầu sang một bên, tránh cúi xuống quá nhiều khi bạn sử dụng máy tính. Chuyên gia Shelly Coffman cũng khuyên bạn nên giữ cổ, vai và lưng thẳng, hướng về phía máy tính. Tự kiểm tra lại tư thế ngồi sau 1 giờ làm việc sẽ giúp bạn dần có ý thức ngồi làm việc đúng tư thế.

Thận trọng hơn khi sử dụng điện thoại

Duy trì tư thế xấu khi sử dụng các thiết bị cầm tay cũng có thể góp phần gây đau cứng cổ. Theo đó, thay vì cúi xuống để nhìn vào màn hình điện thoại, bạn nên đưa điện thoại lên ngang tầm mắt.

Nếu buộc phải cúi xuống khi dùng các thiết bị điện tử, bạn nên tạm nghỉ thường xuyên để tránh tình trạng cơ thể phải chúi về phía trước quá lâu. Để giảm đau cứng cổ, bạn cũng không nên kẹp điện thoại giữa má và vai khi nghe điện thoại. Thay vào đó, hãy bật loa ngoài hoặc dùng tai nghe.

Dầu vẹm xanh - giải pháp cải thiện chứng đau cứng cổ hiệu quả, an toàn

Dầu vẹm xanh là dược liệu quý chiết xuất từ sò vẹm xanh, chứa nhiều thành phần bổ dưỡng như các vitamin, acid béo omega-3. Đặc biệt, acid béo omega-3 là chất có hoạt tính sinh học cao, giúp chống viêm, chống oxy hóa, tăng cường độ chắc khỏe của xương khớp, đĩa đệm, làm chậm quá trình thoái hóa cột sống cổ, cải thiện chứng đau cứng cổ.

Dầu vẹm xanh cung cấp một số dưỡng chất cần thiết như: Chondroitin, glucosamine… cho quá trình phục hồi, tăng cường sức khỏe của cột sống, đĩa đệm, sụn khớp. Để nâng cao hiệu quả giảm đau cứng cổ hiệu quả, lâu dài, bạn nên kết hợp dầu vẹm xanh với các thành phần sau:

- Thiên niên kiện: Đây là cây thuốc quý có tác dụng trị phong thấp, tê đau, nhức mỏi gân, rất tốt cho người yếu cơ, cứng cổ, đau do thoái hóa cột sống.

- Nhũ hương có tác dụng chính là hoạt huyết, tiêu sưng, sinh cơ, chỉ thống, chữa khí huyết ngưng trệ. Ngoài ra, nhũ hương còn chứa acid boswellic, đặc biệt là acetyl-11-keto-beta-boswellic acid (AKBA) - đã được chứng minh giúp điều hòa miễn dịch và làm giảm viêm, đau cứng cổ rất tốt.

- Vitamin B1, B2, K2 giúp giảm đau, bảo vệ duy trì cho xương chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa khớp, cột sống và tăng đề kháng của cơ thể.

- Calci, magne, glycin giúp xương chắc khỏe, giảm đau, ngăn ngừa sự co cơ.

- MSM (Methylsulfonylmethane) giúp nuôi dưỡng, hồi phục sụn, hạn chế quá trình phá hủy sụn, đĩa đệm tự nhiên, đồng thời kích thích cơ thể tự sửa chữa hư tổn và sản sinh mô sụn, tăng cường sức khỏe của đĩa đệm, giảm viêm, chống oxy hóa.

Vi Bùi H+ (Theo Thehealthy)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe - viên nén Cốt Thoái Vương: Hỗ trợ giảm thoái hóa đốt sống, gai đốt sống, thoát vị đĩa đệm

Khung xương là bộ khung nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Vì vậy, nó giống như nền móng của một ngôi nhà. Bất cứ chỗ nào bị thương tổn cũng đều gây ra rất nhiều vấn đề ảnh hưởng đến hoạt động của các bộ phận khác. Bộ khung xương vững chãi giúp cơ thể linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc, lao động hàng ngày. Chăm sóc khung xương trước khi xương lên tiếng là vấn đề không phải ai cũng biết. Đa phần mọi người chỉ để ý đến xương của mình khi chúng gây đau đớn trong sinh hoạt hàng ngày.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nén Cốt Thoái Vương là sự kết hợp giữa dầu vẹm xanh (Perna Viridis) và thành phần như: Cao thiên niên kiện, chiết xuất nhũ hương, glycine, MSM, calci, magnê, vitamin B1, vitamin B2, vitamin K2 có tác dụng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng do viêm thoái hóa khớp, đau nhức khớp do khô khớp, tăng cường sự chắc khỏe của xương khớp. 

Sử dụng thích hợp với người bị thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp. 

Sản phẩm đã được nghiên cứu, đánh giá tác dụng trong hỗ trợ điều trị đau dây thần kinh tọa và hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại Việt Nam. 

Hotline tư vấn đặt hàng (miễn cước): 18006104, Zalo/Viber: 0902207112

Website: https://cotthoaivuong.vn/

GPQC: 02496/2019/ATTP-XNQC

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp