Đừng để tủ lạnh thành ổ chứa vi khuẩn

Tủ lạnh với nhiệt độ không đủ thấp là khu vực lý tưởng cho vi khuẩn

5 vật dụng nhà bếp làm tăng nguy cơ nhiễm vi nhựa

7 vật dụng làm bếp đang “âm thầm” gây hại cho sức khoẻ

Mẹo vệ sinh nhà bếp với giấm táo

Mẹo khử mùi tủ lạnh với 3 nguyên liệu dễ kiếm

Nhiệt độ tủ lạnh bao nhiêu là an toàn?

Công nghệ ngày càng phát triển, tủ lạnh trong nhà bếp cũng trở nên thông minh hơn với tính năng theo dõi thực phẩm, gợi ý công thức nấu ăn, thậm chí hiển thị tin tức. Nhưng sau tất cả, nhiệt độ vẫn là yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả bảo quản thực phẩm.

Theo nghiên cứu sinh Oleksii Omelchenko, Viện Nghiên cứu Quandram (Anh), khảo sát tại nhiều gia đình phát hiện nhiệt độ tủ lạnh trung bình ở mức 5,3 độ C. Trong khi đó, nhiệt độ khuyến nghị là an toàn để bảo quản thực phẩm là 0-5 độ C. Một số thiết bị còn hoạt động ở nhiệt độ 15 độ C, đặc biệt là trong ngày Hè nắng nóng.

Ở ngoài khoảng nhiệt độ an toàn, vi khuẩn có thể nhân lên nhanh chóng, làm tăng nguy cơ hư hỏng thực phẩm, thậm chí là gây ngộ độc.  

Nhiều gia đình không thường xuyên điều chỉnh độ lạnh của tủ sao cho phù hợp với nhiệt độ ngoài trời

Nhiều gia đình không thường xuyên điều chỉnh độ lạnh của tủ sao cho phù hợp với nhiệt độ ngoài trời

Vậy vấn đề nằm ở đâu? Một phần nguyên nhân là do tủ lạnh hiện nay không có cách theo dõi nhiệt độ bên trong một cách chính xác và phổ thông. Thú thật là đa số chúng ta cũng chẳng rõ các nút điều chỉnh trong tủ lạnh thật sự có ý nghĩa gì.

Bên cạnh đó, mỗi lần bạn mở cửa tủ lạnh lấy đồ, không khí ấm từ bên ngoài tràn vào. Càng để cửa mở lâu, đặc biệt khi bạn đứng tần ngần lựa chọn, thì nhiệt độ bên trong tủ càng tăng lên gần với nhiệt độ phòng, tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.

Lưu ý giúp kiểm soát vi khuẩn trong tủ lạnh 

Để giữ nhiệt độ tủ lạnh ổn định, bạn nên lưu ý hạn chế mở tủ quá nhiều, đặc biệt không để cửa mở rộng trong lúc bạn sắp xếp thực phẩm. Sử dụng các loại giá chia đồ tiện dụng giúp rút ngắn thời gian tìm kiếm thực phẩm trong tủ.

Cánh tủ lạnh thường có lớp gioăng giúp giữ không khí lạnh bên trong, ngăn không khí nóng xâm nhập. Cứ vài tháng hãy dành thời gian vệ sinh lớp gioăng này, làm sạch nấm mốc và đảm bảo chúng không bị hở.

Nhiệt độ bên trong tủ lạnh cũng không được phân bố đều: Cánh tủ sẽ ấm hơn phần lưng của tủ. Vì thế, bạn nên bảo quản sữa, thịt sống ở sâu bên trong. Cánh tủ nên để bảo quản nước ngọt hoặc bơ sữa.

Tủ lạnh hiện đại thường tích hợp cảm biến nhiệt độ, nhưng thường chỉ đo được tại một điểm duy nhất. Thực tế, có tới 68% hộ gia đình không bao giờ điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh. Bạn có thể mua nhiệt kế nhỏ, đặt ở nhiều vị trí trong tủ để kiểm tra và chỉnh chế độ cho phù hợp.

Ngoài ra, nên sắp xếp thực phẩm vào 3/4 không gian trong tủ để luồng khí lạnh lưu thông hiệu quả. Bạn có thể giải phóng không gian bằng cách cất thực phẩm không cần bảo quản lạnh như cà chua, khoai tây và mật ong ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ tủ lạnh

Khi bảo quản thực phẩm nên cho thực phẩm sống vào hộp đựng kín, để ở ngăn dưới cùng

Khi bảo quản thực phẩm nên cho thực phẩm sống vào hộp đựng kín, để ở ngăn dưới cùng

Nhiệt độ lạnh có thể ức chế sự phát triển của nhiều vi khuẩn, nhưng vẫn có những ngoại lệ như Listeria. Đây là mầm bệnh thường được tìm thấy trong phô mai tươi, thịt cá xông khói, rau củ đông lạnh… Chúng có thể gây ra ngộ độc thực phẩm với triệu chứng nguy hiểm cho người cao tuổi và phụ nữ mang thai.

Để bảo vệ sức khỏe gia đình, bạn nên lưu tâm một vài lưu ý sau:

- Bảo quản thực phẩm tươi sống như thịt, cá cách xa thực phẩm ăn liền như trái cây, bánh mì kẹp. Tốt nhất nên để ở ngăn dưới cùng của tủ, để nước thịt không chảy vào thực phẩm khác.

- Thực phẩm ăn liền lấy ra khỏi tủ cần ăn ngay trong vòng 4 giờ.

- Rửa tay với xà phòng trước, trong và sau khi sơ chế thực phẩm.

- Nấu chín thực phẩm đến khi đạt nhiệt độ an toàn, hoặc hâm nóng đến khi bốc khói.

 
Quỳnh Trang (Theo The Conversation)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Món ngon - Nhà hàng