Khoai tây là một trong những thực phẩm phổ biến trong các món ăn hàng ngày.
Ăn khoai tây mọc mầm có sao không?
Chiết xuất lá và thân cây khoai lang ngăn ung thư vú, phổi tiến triển
Nếu thấy khoai tây có 2 dấu hiệu này, đừng bao giờ ăn!
Đổi bữa với món salad khoai tây kiểu Nhật
Khoai tây là một thực phẩm phổ biến trong chế độ ăn hàng ngày của nhiều quốc gia phương Tây. Mặc dù vậy, chúng thường bị mang tiếng xấu do lo ngại về khả năng làm tăng lượng đường trong máu và nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường về lâu dài.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Christine Bosch từ Trường Thực phẩm và Dinh dưỡng của Đại học Leeds (Vương quốc Anh) chỉ ra rằng tác động của việc ăn khoai tây lên lượng đường trong máu phụ thuộc vào giống khoai và phương pháp chế biến.
Bà giải thích rằng, dù khoai tây thông thường có chỉ số đường huyết cao hơn khoai lang, nhưng chúng vẫn là một nguồn carbohydrate giá trị. Hơn nữa, khoai tây chứa chất xơ và polyphenol, những hợp chất giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và kéo dài cảm giác no.
Sự khác biệt còn nằm ở các loại khoai tây. Các giống khoai sáp thường ít gây tăng đường huyết hơn so với các giống khoai bột như Maris Piper (một giống khoai tây phổ biến và rất được ưa chuộng tại Vương quốc Anh).
Tiến sĩ Bosch cũng nhấn mạnh rằng việc gọt vỏ sẽ làm giảm đáng kể lợi ích sức khỏe của khoai tây. Ví dụ, một củ khoai tây nặng 150g chứa khoảng 2g chất xơ, nhưng con số này giảm xuống chỉ còn 1g khi gọt vỏ. Vỏ khoai tây cũng là nơi tập trung hàm lượng polyphenol cao hơn.
Cách chế biến và thưởng thức khoai tây cũng ảnh hưởng đến tác động của chúng đối với sức khỏe. Các món ăn mà carbohydrate dễ dàng chuyển hóa thành đường nhanh chóng thường gây ra sự tăng đột biến lượng đường trong máu. Chẳng hạn, khoai tây nghiền có thể làm tăng đường huyết nhanh hơn so với khoai tây nguyên củ còn vỏ.
Tiến sĩ Bosch chia sẻ, một mẹo hữu ích để giảm thiểu tình trạng tăng đường huyết khi ăn khoai tây là luộc và để nguội. Bà cho biết, dù ăn nguội hay hâm nóng lại, phương pháp này giúp giảm chỉ số đường huyết của khoai tây từ 30-40%.
Các nghiên cứu cũng gợi ý rằng việc tiêu thụ khoai tây đơn lẻ không nhất thiết làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, việc chế biến chúng với nhiều kem, bơ hoặc dầu có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. Tiến sĩ Bosch kết luận: "Dù vậy, nếu bạn ăn với lượng vừa phải, thì không đáng lo ngại."
Bình luận của bạn