Cách điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh giúp ngăn vi khuẩn gây hại

Một chiếc tủ lạnh sạch sẽ ngăn nắp với nhiệt độ phù hợp mới giúp bạn bảo quản tốt thực phẩm đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình

Khử mùi tủ lạnh sau 3 ngày Tết

Thịt gà để tủ lạnh được bao lâu và cách kiểm tra độ tươi?

Những vật dụng không nên đặt trên nóc tủ lạnh

Nghỉ lễ, bảo quản đồ ăn trong tủ thế nào cho đúng?

Nhiệt độ tủ lạnh như thế nào là phù hợp?

Theo TS. Bryan Le, chuyên gia dinh dưỡng tại Mỹ đồng thời là tác giả cuốn “150 câu hỏi về khoa học thực phẩm đã được giải đáp (150 Food Science Questions Answered), nhiệt độ lý tưởng để bảo quản thực phẩm tươi sống trong tủ lạnh là khoảng 37 độ F (3 độ C). Ông giải thích rằng đây gần như là ngưỡng nhiệt thấp nhất mà thực phẩm có thể đạt được trước khi đông cứng, đồng thời cũng là điều kiện tối ưu để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Cứ mỗi khi nhiệt độ tăng thêm 10 độ F (khoảng -12 độ C), tốc độ sinh sôi của vi sinh vật có hại có thể tăng gấp đôi, tiềm ẩn nguy cơ gây hư hỏng thực phẩm và ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Để đảm bảo tủ lạnh hoạt động hiệu quả, TS. Le gợi ý một mẹo nhỏ: hãy đặt một lượng nhỏ dầu đậu phộng vào ngăn mát. Nếu dầu đông lại, chứng tỏ nhiệt độ tủ lạnh đã đạt đến mức lý tưởng. Tuy nhiên, để có kết quả chính xác nhất, cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo nên sử dụng nhiệt kế chuyên dụng để đo nhiệt độ bên trong tủ lạnh một cách thường xuyên. Việc kiểm tra định kỳ này giúp đảm bảo thực phẩm luôn được bảo quản ở điều kiện an toàn, giữ nguyên chất lượng và hương vị.

Cách bảo quản thực phẩm an toàn trong tủ lạnh

Ngoài việc giữ tủ lạnh ở 3 độ C, bạn cũng có thể ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và các bệnh do thực phẩm gây ra bằng cách sắp xếp thực phẩm đúng như sau:

1. Giữ hoa quả và rau củ trong ngăn đựng riêng

Ngăn đựng rau củ quả trong tủ lạnh được thiết kế đặc biệt để bảo quản hoa quả và rau củ ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm phù hợp nhất. Môi trường này giúp rau củ quả tươi ngon lâu hơn bằng cách hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và quá trình chín tự nhiên. Ngược lại, các loại thực phẩm như thịt, sữa và trứng cần nhiệt độ thấp hơn để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Thông thường, ngăn đựng rau củ sẽ ở dưới cùng và có nắp đậy ngăn vi khuẩn. Tuy nhiên một vài mẫu tủ lạnh sẽ có những thiết kế khác.

Thông thường, ngăn đựng rau củ sẽ ở dưới cùng và có nắp đậy ngăn vi khuẩn. Tuy nhiên một vài mẫu tủ lạnh sẽ có những thiết kế khác.

2. Đặt thức ăn thừa vào tủ lạnh ngay sau khi ăn

Khi vừa ăn xong, việc bảo quản thực phẩm thừa trong tủ lạnh ngay lập tức là điều tối quan trọng. Bỏ qua bước này đồng nghĩa với việc tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn. Theo nghiên cứu, khoảng nhiệt độ từ 10 độ C đến 57 độ C được xem là "vùng nguy hiểm" đối với sự sinh sôi của vi khuẩn. Bất kỳ thực phẩm nào để ngoài môi trường trong khoảng nhiệt độ này đều có nguy cơ bị nhiễm khuẩn cao. Chính vì vậy, không nên để thức ăn nguội trên bàn bếp trong thời gian dài.

Nguyên tắc chung là không nên để thực phẩm dễ hỏng ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ. Tuy nhiên, yếu tố môi trường cũng đóng vai trò quan trọng. Ở những vùng khí hậu nóng ẩm hoặc trong những ngày hè oi bức, tốc độ hư hỏng của thực phẩm sẽ nhanh hơn. Cần lưu ý rằng không phải tất cả các loại thực phẩm đều dễ bị vi khuẩn tấn công. Thực phẩm có tính acid cao, hàm lượng muối hoặc đường lớn thường có khả năng kháng khuẩn tốt hơn. Nhưng để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) khuyến cáo, thức ăn thừa trong tủ lạnh nên được hâm nóng lại đến ít nhất 74 độ C và các món ăn sẵn sàng dùng phải đạt 60 độ C. Đối với súp, nước sốt và nước thịt, cần đun sôi lại trước khi ăn.

3. Lau sạch vết bẩn trong tủ lạnh và loại bỏ thức ăn thừa để quá lâu

Theo FDA khuyến cáo, nên làm sạch ngay lập tức mọi vết bẩn từ thức ăn trong tủ lạnh để ngăn chặn sự lây lan chéo của vi khuẩn giữa các loại thực phẩm khác nhau. Không nên chứa quá nhiều đồ trong tủ để đảm bảo không khí lạnh lưu thông tốt, giúp duy trì nhiệt độ thích hợp cho thực phẩm.

Bên cạnh đó TS. Le cũng nhấn mạnh, các loại thực phẩm giàu protein như thịt và các món ăn có rau thường có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 2-3 ngày. Tuy nhiên, đối với các loại thực phẩm có tính acid cao, hàm lượng đường và muối cao, thời gian bảo quản có thể kéo dài hơn, lên đến 6-7 ngày.

 
Hà Chi (Theo Well+Good)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp