Đề phòng trẻ cảm lạnh khi trời nóng kéo dài

Cảm lạnh là loại bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ

Thói quen tắm trong mùa Hè có hại cho sức khỏe

Muốn phòng ngừa cảm lạnh và cúm, nhớ làm sạch đồ gia dụng thường xuyên

Những thực phẩm giúp xử lý cảm lạnh nhanh chóng

Dễ bị cảm lạnh vì những thói quen hàng ngày

“Thủ phạm” gây cảm lạnh cho trẻ trong mùa nóng

Cảm lạnh là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở đường hô hấp. Có hơn 200 chủng virus có liên quan đến nguyên nhân gây cảm lạnh, trong đó các chủng rhinovirus là phổ biến nhất.

Việc bệnh tình “trái ngược” với thời tiết như vậy có thể do những nguyên nhân sau:

1. Cảm lạnh do trẻ ngủ ở nơi lộng gió, nhiệt độ điều hòa thấp

Mùa Hè, nhiều cha mẹ có thói quen vừa quạt, vừa đắp chăn cho con để dễ chịu, tuy nhiên, bạn không biết rằng, việc chăn áp sát vào cơ thể cũng gây ra mồ hôi, chúng rất dễ ngấm ngược trở lại cơ thể của trẻ gây cảm lạnh.

Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng như hiện nay khiến các bậc cha mẹ thoải mái hạ nhiệt độ trong phòng xuống quá thấp so với nhiệt độ ngoài trời. Điều này khiến trẻ rất dễ bị cảm lạnh khi đi từ ngoài vào nhà, vì cơ thể của trẻ đa số không chịu được sự thay đổi nhiệt độ thất thường.

2. Tắm ngay sau khi trẻ vui chơi

Mẹ thường mắc phải sai lầm khi cho trẻ tắm mát ngay khi vừa chạy nhảy, vận động. Lúc này cơ thể bị nóng lạnh đột ngột, dễ gây cảm lạnh. Do vậy, khi cơ thể ra nhiều mồ hôi không tắm ngay mà nên để trẻ ngồi một lúc ở nơi thoáng mát cho ráo mồ hôi.

3. Mặc quần áo quá dày, không thấm mồ hôi

Nếu cho trẻ mặc quần áo quá dày, khi ra mồ hôi nhiều sẽ làm ướt hết áo quần hoặc tã lót khiến mồ hôi không kịp khô, từ đó khiến trẻ dễ bị cảm lạnh, viêm đường hô hấp trên hoặc viêm phổi.

Cách phòng cảm lạnh ở trẻ trong mùa Hè nắng nóng thế nào?

Chú ý đến nhiệt độ phòng và nhiệt độ cơ thể trẻ

Để phòng bệnh cảm lạnh cho trẻ, các bậc cha mẹ cần lưu ý khi lắp điều hòa phải có quạt thông gió để tốc độ gió luân chuyển tốt. Nhiệt độ trong phòng điều hòa không cách quá 5 độ C đối với nhiệt độ ngoài trời.

Ngoài ra, chỉ nên cho trẻ ở trong phòng điều hòa từ 3h-4h. Khi đang đi ngoài đường nóng về không bật điều hòa ngay mà cần phải lau mồ hôi trước để tránh nhiễm lạnh đột ngột. Nên tắt điều hòa 15-20 phút trước khi cho trẻ ra khỏi phòng.

Để tốc độ quạt nhỏ, tản hướng. Về khuya hoặc gần sáng thường lạnh, cha mẹ đắp cho trẻ một khăn mỏng lên bụng hoặc có thể tắt quạt.

Giữ vệ sinh

Giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, tránh khói thuốc lá trong phòng. Bên cạnh đó, không để trẻ uống nhiều nước đá, ăn thức ăn lạnh khi mới chạy nhảy xong.

Mẹ nên cho bé rửa tay thường xuyên bằng xà phòng. Đây là biện pháp phòng ngừa cảm lạnh hiệu quả nhất, thậm chí còn tốt hơn nhiều so với việc cho bé dùng thuốc kháng sinh.

Tăng cường chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Để phòng cảm lạnh cha mẹ cần phải nâng cao sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng. Cho trẻ uống đủ nước và ăn nhiều loại rau xanh, trái cây giàu vitamin C, sữa chua.

Nên sử dụng dung dịch nhỏ mũi sát khuẩn, súc miệng bằng nước muối hằng ngày. Nước muối có thể rửa trôi chất nhầy và vi khuẩn giúp trẻ phòng bệnh hiệu quả.

Ngoài ra, mẹ nên cho bé uống 1 ly mật ong vào mỗi buổi sáng. Mật ong có chứa chất bioactivators, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, tuyệt đối không được cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi uống mật ong.

Lê Tuyết H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ