Làm thế nào để trẻ ngủ ngon giấc, an toàn?

Đảm bảo an toàn cho trẻ trong giấc ngủ là yếu tố phụ huynh cần nắm rõ

Giữ ấm cho trẻ đúng cách trong thời tiết lạnh

Cách tăng đề kháng cho trẻ ngày rét đậm, rét hại

Những điều cha mẹ cần lưu ý về rối loạn ăn uống ở trẻ vị thành niên

Thói quen giúp trẻ có đôi mắt khỏe mạnh

Tư thế ngủ không an toàn của trẻ có thể dẫn đến nhiều nguy cơ, trong đó có cả khả năng mắc phải hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Không chỉ vậy, trẻ dưới 6 tháng tuổi cũng có nguy cơ té ngã, ngạt thở nếu ngủ trong môi trường không an toàn. Do đó, những ông bố, bà mẹ lần đầu có con nhỏ cần chú ý đảm bảo an toàn cho trẻ ngay cả trong khi ngủ.

Dưới đây là một vài lưu ý mà phụ huynh cần rà soát kỹ càng để con có giấc ngủ an toàn:

Thiết kế nơi ngủ an toàn

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo, cha mẹ nên ở chung phòng nhưng không ngủ chung giường với trẻ trong ít nhất sáu tháng đầu đời và lý tưởng là một năm. Tuy nhiên, đơn vị này không khuyến cáo cha mẹ ngủ chung giường với trẻ, bởi đây là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến nguy cơ SIDS.

Thay vào đó, cha mẹ nên đầu tư nôi, giường cũi riêng phù hợp với tuổi của trẻ. Bề mặt nơi ngủ phải phẳng và có tấm lót (nệm) vừa vặn, có chun cố định và không xê dịch. Để trẻ ngủ trên giường cao, đệm mềm mà không có người trông, rất dễ dẫn đến những tai nạn đáng tiếc.

Cha mẹ lưu ý chọn nệm vừa kích thước khung nôi, cũi để phần ga nệm được chèn chặt

Cha mẹ lưu ý chọn nệm vừa kích thước khung nôi, cũi để phần ga nệm được chèn chặt

Nếu trẻ nhỏ ngủ cùng cha mẹ, phụ huynh cần đặc biệt thận trọng trong tư thế ngủ, không dùng rượu hay thuốc lá khi ngủ cùng con… Lựa chọn hợp lý hơn là dùng các loại nôi, cũi kê sát giường để trẻ có không gian riêng, an toàn cho giấc ngủ.

Không đặt đồ vào nôi, cũi của trẻ

Nơi trẻ nằm ngủ chỉ cần một tấm lót (ga, nệm) vừa khít. Các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ không nên thêm gối ôm, gấu bông, nệm lún hay bất cứ vật dụng nào dễ gây hóc, ngạt thở cho trẻ. Tránh để trẻ ôm bình sữa đi ngủ. Việc làm này vừa nguy hiểm với trẻ, lại dễ gây sâu răng.

Dùng khăn quấn hoặc chăn ủ ấm

Dạng chăn ủ hạn chế tình trạng chăn bị xe dịch, trùm lên đầu trẻ gây ngạt thở

Dạng chăn ủ hạn chế tình trạng chăn bị xe dịch, trùm lên đầu trẻ gây ngạt thở

Để giữ ấm cho trẻ vào ban đêm, đặc biệt ở các tỉnh phía Bắc, phụ huynh nên sử dụng các loại khăn quấn dành riêng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Khăn được quấn gọn gàng quanh người giúp bé thoải mái, ấm áp như đang được nằm trong vòng ôm, nhưng không dễ lật người hay che phủ đầu của trẻ. Lưu ý không quấn trẻ quá chặt khi ngủ, đồng thời cần chạm vào da con thường xuyên để kiểm tra, tránh để trẻ đổ mồ hôi.

Sử dụng công nghệ theo dõi giấc ngủ của trẻ

Phụ huynh có thể đầu tư các thiết bị công nghệ như máy theo dõi để kiểm tra hình ảnh, nhiệt độ cơ thể hoặc các dấu hiệu về nhịp tim, hơi thở của trẻ khi ngủ.

Lưu ý chăm sóc trẻ trong năm đầu đời

Với trẻ dưới 2 tháng tuổi:

- Cha mẹ, người chăm sóc cần đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ, trên một mặt phẳng không bị lún.

- Không để trẻ ngủ với gối mềm, chăn lỏng lẻo và có nguy cơ trùm đầu trẻ.

- Trẻ có thể ngậm núm vú giả khi ngủ, nhưng tuyệt đối không đặt các vật dụng khác quanh nơi trẻ ngủ.

- Kiểm soát nhiệt độ phòng và các thiết bị quạt, điều hòa, sưởi để trẻ không bị lạnh hoặc nóng quá mức.

Với trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên

Một số trẻ đã biết lẫy có thể rơi vào trạng thái nằm sấp nhưng không thể tự lật lại được. Cha mẹ cần thường xuyên theo dõi giấc ngủ của trẻ ở độ tuổi này, không nên chủ quan. Khi trẻ biết đứng, cha mẹ cần nhanh chóng hạ thấp độ cao của đệm hoặc thay một chiếc cũi có độ cao phù hợp với trẻ. Như vậy, trẻ sẽ không trèo hoặc té ngã khỏi cũi.

 
Quỳnh Trang (Theo Health News)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ