Cải cầu vồng: Loại rau đẹp mắt lại tốt cho sức khỏe

Cải cầu vồng có thể trồng trước sân nhà, trên ban công nơi đón nhiều nắng

10 loại rau quả giàu vitamin C giúp chống lại bệnh tật trong mùa Đông

Điểm danh 8 loại rau lá xanh nên có trong chế độ ăn

10 loại rau quả giàu vitamin C giúp chống lại bệnh tật trong mùa Đông

Có bao nhiêu calorie trong các loại rau củ bạn vẫn ăn?

Giảm đường huyết với rau lang dân dã

Cải cầu vồng (còn gọi là cải Thụy Sỹ) là loại rau ôn đới, có màu sắc đẹp mắt từ xanh, vàng, hồng tới đỏ. Ở Việt Nam, cải có thể sinh trưởng tốt khi trồng vào vụ Thu hoặc Đông Xuân và cho thu hoạch sau khoảng 2 tháng. Cải cầu vồng có giá tương đối cao hơn các loại rau khác, nhưng lại khá dễ trồng tại những vị trí nhiều ánh nắng trong nhà.

Giá trị dinh dưỡng của cải cầu vồng

Giàu dinh dưỡng

Cải cầu vồng cung cấp nhiều vi chất như vitamin K, vitamin A, vitamin C, magne, kali và sắt. Đây đều là những dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe nói chung và chức năng miễn dịch.

Giàu chất chống oxy hóa

Cây cải có màu sắc bắt mắt tưởng chừng được trồng làm cảnh nhưng lại thơm ngon và bổ dưỡng

Cây cải có màu sắc bắt mắt tưởng chừng được trồng làm cảnh nhưng lại thơm ngon và bổ dưỡng

Trong cải cầu vồng chứa nhiều chất chống oxy hóa polyphenol như flavonoid và beta-carotene. Không chỉ giúp tạo nên màu sắc sặc sỡ của cây cải, các polyphenol này còn giúp trung hòa các gốc tự do trong cơ thể, giảm stress oxy hóa và hiện tượng viêm. Chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa có khả năng giảm nguy cơ mắc các bệnh lý mạn tính.

Giúp xương chắc khỏe

Vitamin K dồi dào trong cải cầu vồng đóng vai trò quan trọng với quá trình khoáng hóa của xương, giúp giảm nguy cơ loãng xương.

Hỗ trợ ổn định đường huyết

Giống như các loại rau lá xanh khác, cải cầu vồng giàu chất xơ, góp phần làm chậm tốc độ hấp thu đường, từ đó có lợi cho quá trình ổn định đường huyết. Cải cầu vồng có thể thêm vào chế độ ăn cho người có nguy cơ đái tháo đường, đường huyết cao.

Hỗ trợ tiêu hóa

Chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ được chứng minh giúp giảm nguy cơ mắc các chứng rối loạn tiêu hóa. Chất xơ cũng giúp làm mềm phân, tăng kích thước phân và tăng số lần đi tiêu.

Cách chế biến cải cầu vồng

Tách riêng phần lá và cọng của cải cầu vồng để chế biến phù hợp, tránh hao phí dinh dưỡng

Tách riêng phần lá và cọng của cải cầu vồng để chế biến phù hợp, tránh hao phí dinh dưỡng

Cây cải cầu vồng khi cao 15-20cm có thể thu hoạch, dùng dao cắt lấy phần lá ngoài. Cọng cải giòn và cứng, có thể được nấu như măng tây, luộc hoặc xào. Phần lá to, có màu xanh đậm và không bị cứng như cải xoăn, nên có thể nấu chín hoặc ăn sống. Vì vậy, bạn nên sơ chế riêng phần cọng và phần lá, nấu riêng vì chúng cần thời gian chế biến khác nhau.

Phần lá luộc chín mất 1-2 phút, hấp thì cần 3-4 phút. Trong khi đó, phần cọng luộc chín cần 3-4 phút, có thể xào (2 phút) hoặc nướng (10 phút).

So với cải bó xôi, cải cầu vồng ngăm đắng hơn một chút, nhưng tùy vào màu sắc của từng giống cải lại có vị khác nhau. Nhờ có màu sắc hấp dẫn, cây cải cầu vồng có thể dùng để chế biến các món ăn dặm cho trẻ. 

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng