Cải thiện tình trạng tăng cholesterol máu nhờ thảo dược

Tình trạng tăng cholesterol máu không được kiểm soát sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

Những nguyên nhân gây ra tình trạng tăng cholesterol trong máu

Bổ sung một số loại hạt giúp làm giảm cholesterol

7 thức uống giúp kiểm soát mức cholesterol trong máu

Làm thế nào để giảm chỉ số cholesterol hiệu quả?

Những nguyên nhân gây tăng cholesterol máu

Tăng cholesterol máu là tình trạng lượng cholesterol trong máu cao vượt mức cho phép do một số nguyên nhân sau:

Béo phì: Ở người béo phì, chỉ số LDL-C (cholesterol xấu) tăng cao và HDL-C (cholesterol tốt) giảm. Do đó, béo phì cũng được coi là một căn nguyên của tình trạng tăng cholesterol máu.

Tuổi tác, giới tính: Ở độ tuổi 15 - 45, nữ giới có lượng cholesterol thấp hơn so với nam giới. Tuy nhiên, khi bước vào giai đoạn mãn kinh, nữ giới lại có nồng độ LDL-C và triglyceride cao hơn so với nam giới.

Di truyền: Người thân trong gia đình bị tăng cholesterol máu thì nguy cơ bạn gặp tình trạng này cao hơn so với bình thường.

Bệnh lý: Các bệnh lý như đái tháo đường, suy giáp, tăng huyết áp... cũng có nguy cơ làm làm tăng cholesterol máu.

Các thực phẩm chiên xào làm tăng cholesterol máu

Các thực phẩm chiên xào làm tăng cholesterol máu

Chế độ dinh dưỡng không khoa học: Tiêu thụ các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất béo trong chế độ ăn hàng ngày là nguyên nhân hàng đầu gây tăng cholesterol máu. Do đó, những người ăn nhiều đồ xào rán, đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp có nguy cơ cao bị tăng cholesterol máu.

Cần làm gì để cải thiện tình trạng tăng cholesterol máu?

Tình trạng tăng cholesterol máu làm xuất hiện các mảng xơ vữa trong lòng mạch, gây tắc mạch và là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều bệnh lý như: Đau tim, nhồi máu não, tắc mạch ngoại biên, đột quỵ... Do đó, việc áp dụng các biện pháp giúp cải thiện tình trạng tăng cholesterol máu là rất quan trọng.

Sử dụng thuốc hạ cholesterol

Việc sử dụng thuốc trong điều trị tăng cholesterol máu cần có chỉ định, hướng dẫn của bác sỹ. Dưới đây là thông tin cơ bản về một số thuốc thường được kê đơn để hạ cholesterol máu:

- Statin: Các thuốc trong nhóm statin có tác dụng ức chế gan sản xuất cholesterol, đồng thời làm tăng đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể. Do đó, đây được coi là thuốc đầu tay trong việc giảm cholesterol máu.

- Resin gắn acid mật: Cholesterol được dùng để tạo acid mật - một chất rất cần thiết cho tiêu hóa. Resin sau khi được uống vào sẽ gián tiếp làm giảm cholesterol thông qua việc kết hợp với acid mật khiến cơ thể tăng sử dụng cholesterol.

- Ezetimibe (thuốc ức chế hấp thu cholesterol): Ezetimibe là thuốc có tác dụng ức chế hấp thu cholesterol trong chế độ ăn vào máu, làm giảm nồng độ cholesterol. Để tăng khả năng giảm cholesterol máu, ezetimibe có thể được kết hợp cùng nhóm statin.

 

Thay đổi lối sống, dinh dưỡng

Nhằm giúp kiểm soát tình trạng tăng cholesterol, người bệnh nên lưu ý một số điều sau trong lối sống, dinh dưỡng:

- Duy trì cân nặng hợp lý, hãy giảm cân nếu bạn bị thừa cân - béo phì.

- Bổ sung nhiều chất xơ, vitamin trong chế độ ăn hàng ngày thông qua việc sử dụng trái cây, rau xanh.

- Nên ăn thực phẩm chứa chất béo không bão hòa, ít cholesterol như ngũ cốc, đậu nành, các loại hạt, ngô, quả óc chó...

- Hạn chế tối đa việc ăn các thực phẩm nhiều cholesterol, chất béo bão hòa như: Thịt trâu, thịt bò, thịt lợn, bơ, phô mai, đồ ăn nhanh...

- Thường xuyên tập luyện, vận động.

- Không nên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá...

sản phẩm thảo dược giúp kiểm soát tình trạng tăng cholesterol máu an toàn, hiệu quả

Để có thể kiểm soát chỉ số cholesterol máu ở mức an toàn, các chuyên gia khuyên người bệnh nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện điều độ kết hợp sử dụng thêm sản phẩm thảo dược. Đặc biệt nổi bật trong đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính là cao lá sen. Một nghiên cứu thực hiện bởi Ah-Rong Kim và các đồng nghiệp của ông tại Hàn Quốc năm 2013 đã cho kết quả: Chiết xuất cao lá sen giúp giảm nồng độ cholesterol toàn phần trong máu đáng kể, đồng thời còn làm giảm chất béo trung tính và tăng nồng độ HDL-C (cholesterol tốt). Do đó, cao lá sen không chỉ tốt với người tăng cholesterol máu nói riêng, mà cả người có rối loạn lipid máu nói chung.

Cao lá sen giúp kiểm soát chỉ số cholesterol máu hiệu quả

Cao lá sen giúp kiểm soát chỉ số cholesterol máu hiệu quả

Ngoài cao lá sen, sản phẩm còn được kết hợp bởi nhiều thành phần quý khác như chiết xuất tỏi, curcuma phospholipid, hoàng bá, vitamin B5... giúp làm giảm cholesterol toàn phần, triglycerid, LDL-C và làm tăng HDL-C. Không chỉ vậy, các thành phần này còn ức chế hấp thu lipid, đẩy nhanh chuyển hóa lipid và điều hòa năng lượng. Do đó khi sử dụng sản phẩm thảo dược sẽ không gây mệt mỏi, đồng thời còn giúp người dùng cảm thấy khỏe mạnh và dễ chịu.

Sản phẩm thảo dược chứa cao lá sen được đánh giá cao bởi chuyên gia và hàng nghìn bệnh nhân tin dùng, nhận nhiều giải thưởng danh giá.

Tình trạng tăng cholesterol máu gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tuy nhiên nhiều người vẫn còn khá chủ quan. Người có chỉ số cholesterol cao nói riêng và người rối loạn lipid máu nói chung nên xây dựng chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng khoa học kết hợp sử dụng thêm sản phẩm thảo dược chứa cao lá sen mỗi ngày.

Phương Thảo

 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz - Dùng cho người rối loạn lipid máu

Thành phần: Cao lá sen, chiết xuất tỏi, cao hoàng bá, alpha lipoic acid, vitamin B5, curcuma phospholipid.

Công dụng: Hỗ trợ giảm cholesterol máu, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.

lpc12

Đối tượng sử dụng: Dùng cho người có rối loạn lipid máu như tăng cholesterol toàn phần, tăng triglycerid; Người có nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, béo phì.

Hướng dẫn sử dụng:

- Uống 6 viên/ngày, chia 2 lần. Sau khi lipid máu ổn định, dùng 2-4 viên/ngày, chia 2 lần.

- Uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ. Nên uống theo đợt từ 3-6 tháng.

Tiếp thị bởi: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM Á ÂU

Địa chỉ: 171 Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội

ĐT: 024. 38461530 - 028. 62647169

Số GPQC: 1033/2020/XNQC-ATTP

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch