Cảm giác sẽ thế nào khi “sống chung” với bệnh vảy nến?

Hiện nay vẫn chưa có bất cứ loại thuốc nào điều trị dứt điểm bệnh vảy nến.

Bệnh vảy nến da đầu có lây không?

Vảy nến ở mũi và giải pháp từ thảo dược

Vảy nến không điều trị sớm có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Cách đối phó với bệnh vảy nến thể giọt

Kiểm soát bệnh vảy nến: Hành trình không ngừng nghỉ của Reena

Reena Ruparelia (43 tuổi, sống tại Toronto, Canada) hiện đang là một huấn luyện viên giúp người khác phát triển toàn diện trong cuộc sống và sức khỏe tinh thần, thể chất, đã sống chung với bệnh vảy nến từ khi 14 tuổi.

Cô chia sẻ rằng, mùa Hè trước khi bước vào cấp 3, cô bỗng nhiên phát hiện những chấm đỏ lạ xuất hiện trên bụng sau chuyến đi du lịch tại Anh. Ban đầu, bác sĩ gia đình chẩn đoán cô bị thủy đậu, nhưng tình trạng ngày càng nặng, lan rộng khắp cơ thể khiến cô phải tìm đến bác sĩ da liễu.

Sau 3 tháng chờ đợi mệt mỏi, Reena nhận được chẩn đoán chính thức mắc bệnh vảy nến. Đợt bùng phát đầu tiên này được cho là do viêm họng liên cầu khuẩn, một tác nhân thường gặp gây ra vảy nến dạng giọt, ảnh hưởng đến 8% những người bị vẩy nến và được biết đến với những đốm đỏ nhỏ, gọi là mụn sẩn (Những nốt mụn sưng nhỏ, thường có màu đỏ nổi lên, không có nhân), xuất hiện trên cánh tay, chân và thân mình, theo Tổ chức Vẩy nến Quốc gia Mỹ.

Trong suốt 29 năm chung sống với bệnh vẩy nến, Ruparelia đã trải qua nhiều thăng trầm cảm xúc, nhưng giờ đây cô ấy đã chấp nhận căn bệnh và cảm thấy mạnh mẽ hơn. - Ảnh: Healthline.

Trong suốt 29 năm chung sống với bệnh vẩy nến, Ruparelia đã trải qua nhiều thăng trầm cảm xúc, nhưng giờ đây cô ấy đã chấp nhận căn bệnh và cảm thấy mạnh mẽ hơn. - Ảnh: Healthline.

Vào năm 2015, bệnh vảy nến trở nặng đến mức Reena phải xin nghỉ việc. Cô chia sẻ: "Tôi phải đeo găng tay khi làm việc. Một lần, khi tháo găng tay, da tôi khô nứt đến mức tôi bị hoảng loạn. Lúc đó, tôi nhận ra mình đã không chăm sóc bản thân đủ tốt."

Hiện tại, Reena vẫn phải đối mặt với các mảng vảy nến trên cơ thể và cả trên mặt. "Nó bỏng rát, đau đớn, khiến tôi buồn bã, tự ti và vô cùng mệt mỏi", cô tâm sự. Reena cũng nhấn mạnh về tác động tiêu cực của bệnh vảy nến đến sức khỏe tinh thần: "Có lúc tôi không dám nhìn chính bản thân mình ở trong gương."

Reena kiểm soát bệnh bằng thuốc sinh học, kết hợp chế độ ăn chống viêm lành mạnh, ngủ đủ giấc, tập thể dục và kiểm soát căng thẳng. Dù không mắc viêm khớp vảy nến, cô vẫn được bác sĩ theo dõi chặt chẽ. Reena còn tích cực chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức trên tài khoản mạng xã hội của mình nhằm hỗ trợ cộng đồng bệnh nhân vảy nến trên toàn thế giới.

Câu chuyện của Reena là minh chứng cho thấy, dù vảy nến là một thử thách lớn, gây tổn thương về mặt tinh thần và thẩm mỹ. Tuy nhiên, với sự kiên trì và chăm sóc đúng cách, chúng ta hoàn toàn có thể sống một cuộc sống ý nghĩa và hạnh phúc.

Dùng sản phẩm thảo dược hỗ trợ kiểm soát bệnh vảy nến

Các chuyên gia da liễu khuyên mọi người nên quan tâm tới bệnh vảy nến ngay từ khi mới chớm để tránh bệnh trở nặng gây những biến chứng nguy hiểm. Xu hướng dùng sản phẩm thảo dược vừa giúp tăng cường miễn dịch, vừa hỗ trợ cải thiện triệu chứng, lại ngừa tái phát vảy nến lâu dài đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn.

 

Nổi bật trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính là cây sói rừng với tác dụng tăng cường miễn dịch qua việc làm tăng số lượng và khối lượng tế bào miễn dịch khỏe mạnh, điều này đã được ghi nhận trong nghiên cứu tại Đại học Thẩm Dương (Trung Quốc) năm 2009.

Thêm vào đó, dịch chiết từ cây sói rừng có tác dụng bảo vệ tế bào gốc trung mô khỏi stress oxy hóa, từ đó hỗ trợ ngăn ngừa vảy nến tái phát hoặc tiến triển nặng.

Không chỉ vậy, sản phẩm còn được ứng dụng công nghệ lượng tử trong sản xuất giúp tăng nồng độ hoạt chất, giảm các tạp chất gây hại nên vừa an toàn lại tăng hiệu quả hỗ trợ ổn định hoạt động của miễn dịch, từ đó hạn chế các biểu hiện của vảy nến.

Việt An (Theo Healthcentral)

 

TPBVSK Kim Miễn Khang - Hỗ trợ cải thiện triệu chứng các bệnh tự miễn (vảy nến, lupus ban đỏ, bạch biến...) - TOP 10 thương hiệu mạnh Quốc gia

Với thành phần chính từ cây Sói rừng, TPBVSK Kim Miễn Khang hỗ trợ tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ tiến triển các triệu chứng trong các bệnh tự miễn như vảy nến, lupus ban đỏ, bạch biến…

Empty

Tiếp thị bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu

Địa chỉ: 171 Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội

Số GPQC:1077/2020/ ATTP-XNQC

ĐT: 024.38461530 - 028.62647169

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu