- Chuyên đề:
- Ngăn ngừa vẩy da
Chế độ ăn và sinh hoạt kém lành mạnh có thể khiến triệu chứng vảy nến ngày một trầm trọng hơn
Vảy nến không điều trị sớm có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm
Vảy nến ở mũi và giải pháp từ thảo dược
Bệnh vảy nến da đầu có lây không?
Vảy nến da đầu có phải gàu không?
Không tiếp xúc với ánh nắng
Vảy nến xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào da, khiến các tế bào biểu bì mới hình thành quá nhanh. Các tế bào cũ bị thay thế hình thành các vảy trên da, đồng thời khiến da viêm đỏ.
Dành thời gian hoạt động ngoài trời, tiếp xúc với ánh nắng sớm có thể giúp làm dịu các triệu chứng vảy nến. Theo BS. Sapna Palep – Trường Y Icahn, Bệnh viện Mount Sinai (Mỹ), tia UVB trong ánh nắng có thể làm chậm tốc độ tái tạo tế bào da. Nhờ đó, hiện tượng viêm và bong vảy da mức độ nhẹ đến trung bình có thể cải thiện.
Lưu ý, người bệnh cần bôi kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên trước khi hoạt động ngoài trời nắng.
Hút thuốc lá
Các hóa chất trong khói thuốc làm co mạch máu, khiến cơ thể rơi vào trạng thái stress và dễ kích thích các đợt bùng phát vảy nến. Thuốc lá thế hệ mới như vape cũng gây hại cho làn da vảy nến, tăng hiện tượng viêm và khô da.
Ăn thực phẩm dễ gây dị ứng, ngứa ngáy
Theo BS. Palep, người bệnh muốn ngăn ngừa vảy nến nên hạn chế ăn thịt đỏ, chế phẩm từ sữa, trứng, gluten và đồ ăn chế biến sẵn. Đây là những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao.
Ngoài ra, người bệnh vảy nến cũng cần tránh xa thực phẩm dễ gây viêm như nước ngọt có gas, đồ ăn chứa nhiều tinh bột và đồ uống có cồn. Thay vào đó, chế độ ăn cho người bệnh vảy nến nên có thực phẩm chống viêm như acid béo omega-3, cá, quả bơ.
Bóc vảy da
Dù ngứa ngáy đến đâu, người bệnh vảy nến tuyệt đối không nên dùng tay cạy, bóc các mảng da. Thói quen xấu này khiến da càng thêm tổn thương, các mảng vảy càng xuất hiện nhiều. Để lấy đi các vảy da ảnh hưởng đến ngoại hình, bạn nên dùng khăn vải sạch, thấm nước và xoa lên da nhẹ nhàng theo chuyển động tròn.
Không đọc bảng thành phần khi dùng mỹ phẩm
Trước khi thoa bất cứ sản phẩm nào lên da, người bệnh vảy nến nên có thói quen đọc kỹ bảng thành phần. Làn da nhạy cảm lúc này rất dễ kích ứng khi tiếp xúc với acid salicylic, tinh dầu tràm trà, tinh dầu bạc hà hay long não (camphor). Thay vào đó, BS. Palep gợi ý bạn nên dùng sản phẩm được bác sĩ chỉ định, hoặc mỹ phẩm chứa thành phần làm dịu da như yến mạch, nha đam.
Thức khuya
Làn da ngứa ngáy, đau rát khiến nhiều người trằn trọc, mất ngủ về đêm. Sau đó, giấc ngủ không ngon làm tăng stress trong cơ thể, suy giảm hệ miễn dịch, khiến triệu chứng vảy nến càng thêm nghiêm trọng. Để phá vỡ vòng tuần hoàn bệnh lý này, người bệnh cần có lịch thức ngủ cố định, tham khảo ý kiến bác sĩ, dùng thực phẩm hỗ trợ cải thiện giấc ngủ như melatonin.
Vào buổi tối, bạn có thể tìm tới biện pháp thư giãn lành mạnh như thiền định, đọc sách, giãn cơ nhẹ nhàng để có giấc ngủ ngon hơn.
Không kiểm soát stress, căng thẳng
Bên cạnh tình trạng thiếu ngủ, mức độ stress cao cũng tăng thêm áp lực cho cơ thể, khiến hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả. Người bệnh vảy nến nên chủ động dành 15 phút hàng ngày để giải tỏa stress bằng cách tập thể dục, ngồi thiền. Bằng cách đó, stress sẽ không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe làn da.
Bình luận của bạn