Cẩn trọng nguy cơ đuối nước trên cạn ở trẻ em
Những nguyên tắc đảm bảo an toàn cho trẻ khi đi bơi
Ngày đầu đi nhà trẻ, bé 18 tháng tử vong vì đuối nước
Đừng để mùa Hè của trẻ em trở thành mùa đuối nước
Những thực phẩm không nên ăn, uống trước khi bơi
Đuối nước khô và đuối nước thứ cấp là những tai nạn xảy ra khi trẻ bị sặc nước, ngạt nước sau khi đi bơi hoặc do nghịch ngợm để nước tràn vào miệng và mũi. 2 dạng đuối nước này có thể xảy ra cả ở người lớn, tuy nhiên thường phổ biến hơn ở trẻ em vì kích cỡ phổi của trẻ nhỏ hơn.
Đuối nước khô là gì
Đuối nước khô là tình trạng một người hít phải một lượng nước nhỏ qua đường mũi hoặc miệng dẫn đến co thắt các dây thanh âm, gây khó thở. Đuối nước khô chiếm khoảng 2% trong tổng số các tại nạn đuối nước trên thế giới.
TS. Wally Ghurabi - Giám đốc Trung tâm Cấp cứu Nethercutt thuộc Trung tâm Y tế UCLA Santa Monica (Mỹ) cho biết: “Mặc dù nước không vào đến phổi nhưng nó lại khiến các dây thanh âm và cơ thanh quản co thắt gây cản trở hô hấp. Rất dễ nhận biết một người đang bị đuối nước khô vì các triệu chứng của họ giống như bị ngạt thở, khiến cơ thể thiếu oxy và trở nên tím tái”.
Đuối nước thứ cấp là gì?
Đuối nước thứ cấp (secondary drowning) là tình trạng nước đã vào trong phổi gây viêm, phù phổi và tạo ra dịch. Các dấu hiệu của đuối nước thứ cấp thường khó nhận biết hơn so với đuối nước khô, và thường biểu hiện trong khoảng 24h sau khi nạn nhân tiếp xúc với nguồn nước.
TS. Ghurabi nói: “Nạn nhân sẽ thở gấp hơn và có thể kèm theo một số triệu chứng khác như: Ho, đau ngực, mệt mỏi, vật vã và thay đổi hành vi”.
Dạy trẻ bơi là cách tốt nhất giúp phòng tránh đuối nước khô và đuối nước thứ cấp
Cách phòng tránh đuối nước khô và đuối nước thứ cấp
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), cách tốt nhất để phòng ngừa đuối nước khô và đuối nước thứ cấp là dạy trẻ bơi. Điều này sẽ giúp chúng có kỹ năng hít thở khi bơi mà không bị nuốt phải nước, do đó sẽ tránh được nguy cơ dẫn đến 2 loại đuối nước trên. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần chắc chắn rằng con mình bơi đủ giỏi để tránh bị đuối nước thông thường, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do tai nạn, thương tích ở trẻ em.
TS. Ghurabi cũng khuyến cáo các phụ huynh nên để mắt đến con hơn trong khi trẻ đi bơi, điều đó sẽ giúp họ biết được con mình có bị nuốt phải nước hay không. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần theo dõi việc hô hấp của trẻ sau khi đi bơi, để phát hiện sớm các dấu hiệu của đuối nước khô và đuối nước thứ cấp và có biện pháp xử trí kịp thời.
Bình luận của bạn