Cẩn trọng với những thực phẩm chức năng có thể gây tương tác thuốc

Bạn nên hiểu để dùng đúng các loại thực phẩm chức năng, cải thiện sức khỏe tổng thể

Cảnh báo: Đừng kết hợp các thực phẩm chức năng này với nhau!

6 lý do bạn nên bổ sung chất xơ vào chế độ ăn

5 dưỡng chất phụ nữ trên 40 tuổi nên bổ sung thường xuyên

Vì sao cần bổ sung chất chống oxy hóa khi thời tiết chuyển mùa?

Dưới đây là một số thực phẩm chức năng có thể tương tác với thuốc bạn nên cảnh giác khi sử dụng:

Sâm Ấn Độ (ashwagandha)

Đây là loại thảo dược adaptogen có thể giúp bạn chống lại stress, giảm mất ngủ. Tuy nhiên, việc dùng sâm Ấn Độ có thể tương tác với một số loại thuốc như:

Thuốc điều trị đái tháo đường

Dùng sâm Ấn Độ khi phải uống các loại thuốc điều trị đái tháo đường có thể khiến đường huyết hạ xuống quá thấp.

Thuốc điều trị tăng huyết áp

Đã có nghiên cứu trên động vật cho thấy dùng sâm Ấn Độ có thể làm giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Điều này khiến việc dùng sâm Ấn Độ khi uống các loại thuốc điều trị tăng huyết áp có thể khiến huyết áp hạ xuống quá thấp.

Dùng sâm Ấn Độ có thể gây tương tác với thuốc điều trị tăng huyết áp

Dùng sâm Ấn Độ có thể gây tương tác với thuốc điều trị tăng huyết áp

Thuốc ức chế miễn dịch

Nghiên cứu trên người và động vật cho thấy sâm Ấn Độ có thể kích thích miễn dịch, do đó làm giảm hiệu quả ức chế miễn dịch của cyclophosphamide - một loại thuốc được sử dụng để điều trị ung thư và hội chứng thận hư.

Kẽm

Kẽm là khoáng chất có nhiều lợi ích sức khỏe nổi bật, bao gồm tăng cường miễn dịch, thúc đẩy sản sinh protein, tham gia vào quá trình sản sinh DNA, thúc đẩy các giác quan và giúp vết thương mau lành. Tuy nhiên, việc bổ sung kẽm bằng TPCN có thể tương tác với một số loại thuốc như sau:

Thuốc kháng sinh

Một số loại thuốc kháng sinh nhất định như quinolon (Cipro) và kháng sinh tetracycline (Achromycin, Sumycin) có thể tương tác với kẽm trong đường tiêu hóa. Điều này có thể làm giảm khả năng hấp thụ của cả kẽm lẫn thuốc kháng sinh. Do đó, nếu bạn cần dùng cả 2 loại, hãy uống thuốc kháng sinh ít nhất từ 2 - 6 tiếng sau khi bổ sung kẽm.

Bổ sung kẽm có thể gây tương tác với một số loại thuốc kháng sinh

Bổ sung kẽm có thể gây tương tác với một số loại thuốc kháng sinh

Penicillamine (thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp)

Kẽm có thể làm giảm sự hấp thụ và khả năng hoạt động của thuốc penicillamine. Do đó, nếu bạn cần dùng cả 2 loại, hãy bổ sung kẽm ít nhất 2 tiếng trước/sau khi uống thuốc penicillamine.

Melatonin

Melatonin là một loại hormone cơ thể có thể sản sinh khi trời tối. Hormone này giúp điều chỉnh nhịp sinh học, giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn. Do đó, nhiều người có thể cần bổ sung melatonin bằng TPCN để dễ ngủ hơn, đặc biệt là khi bạn bị mất ngủ do thay đổi múi giờ (jet lag). Tuy nhiên, bạn nên cẩn trọng vì melatonin có thể tương tác với một số loại thuốc sau:

Thuốc làm loãng máu (hay còn gọi là thuốc chống đông máu)

 

Các loại thuốc làm loãng máu (như warfarin) có thể ngăn ngừa hình thành cục máu đông, giúp phòng ngừa đột quỵ ở một số người bệnh tim mạch. Việc bổ sung melatonin khi dùng thuốc warfarin có thể gây chảy máu nhẹ, làm giảm sản sinh protein prothrombin (một trong nhiều yếu tố giúp đông máu) ở một số người.

Thuốc chống co giật

Melatonin có thể làm giảm hiệu quả của thuốc chống co giật, làm tăng tần suất xuất hiện cơn co giật, đặc biệt là ở trẻ nhỏ mắc các vấn đề về thần kinh.

Thuốc tránh thai

Một số nghiên cứu cho thấy dùng thuốc tránh thai có thể làm tăng nồng độ melatonin, từ đó làm tăng tác dụng (cũng như các tác dụng phụ có thể có) của sản phẩm bổ sung melatonin.

Cây ban Âu (St. John’s Wort)

Đây là loại thảo dược nổi tiếng với khả năng chống trầm cảm, chống viêm, giúp cải thiện tâm trạng. Tuy nhiên, việc dùng cây ban Âu có thể gây tương tác nghiêm trọng với các loại thuốc chống trầm cảm, gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, kích động, tim đập nhanh, tăng huyết áp và ảo giác trong vòng vài phút tới vài giờ.

Ngoài ra, cây ban Âu còn có thể làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc như:

- Thuốc tránh thai.

- Cyclosporine (một loại thuốc được sử dụng để ngăn cơ thể đào thải nội tạng được cấy ghép).

- Digoxin (thuốc điều trị suy tim).

- Oxycodone (thuốc giảm đau).

- Một số loại thuốc điều trị HIV như indinavir.

- Một số loại thuốc điều trị ung thư như irinotecan.

- Warfarin (thuốc làm loãng máu).

 

Tốt hơn hết, trước khi bổ sung các sản phẩm thực phẩm chức năng mới, bạn nên trao đổi với bác sỹ xem liệu chúng có thể gây ra tương tác với các loại thuốc hay các sản phẩm khác mà bạn đang dùng hay không. Điều này đặc biệt đúng với những đối tượng như người sắp làm phẫu thuật, phụ nữ đang mang thai/cho con bú, trẻ nhỏ…

Bạn cũng nên ngừng việc bổ sung các sản phẩm thực phẩm chức năng, đi khám nếu nhận thấy một số triệu chứng bất thường sau:

- Ngứa da, phát ban trên da.

- Sưng cổ họng, môi hoặc lưỡi.

- Thở khò khè, khó thở.

- Mệt mỏi, ngất xỉu.

- Đau ngực, rối loạn nhịp tim.

- Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy.

- Thấy khó tiểu, đi tiểu ít hơn, nước tiểu sẫm màu.

- Có máu trong nước tiểu, phân hoặc đờm.

- Chảy máu bất thường từ mũi hoặc nướu răng.

- Ăn không thấy ngon.

- Vàng da hoặc mắt.

- Đau khớp, đau cơ hoặc đau bụng dữ dội.

Vi Bùi (Theo Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng