- Chuyên đề:
- Kinh nghiệm nuôi con
Căng thẳng ảnh hưởng đến việc tiết sữa thế nào?
Những vấn đề về giấc ngủ do stress gây ra
4 thói quen buổi sáng giúp tuyến giáp khỏe mạnh
Lý giải nguyên nhân khiến nhiều người bị run tay khi căng thẳng, hồi hộp
Biện pháp tự nhiên giúp trẻ tuổi teen giảm hormone căng thẳng
Căng thẳng ảnh hưởng đến việc cho con bú thế nào?
- Thay đổi nội tiết tố: Căng thẳng kích hoạt giải phóng một số hormone như cortisol và adrenaline. Những hormone này có thể cản trở việc giải phóng oxytocin - hormone tiết sữa. Oxytocin làm cho các cơ xung quanh tuyến vú co lại, ép sữa mẹ vào ống dẫn sữa. Ngoài ra, oxytocin chịu trách nhiệm về phản xạ đẩy sữa mẹ.
- Lượng sữa: Với một số bà mẹ, căng thẳng có thể dẫn đến giảm lượng sữa. Sự thay đổi nội tiết tố do căng thẳng có khả năng cản trở việc sản xuất prolactin - loại hormone chịu trách nhiệm sản xuất sữa. Nồng độ prolactin giảm sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa mẹ.
- Cảm xúc khi cho con bú: Sự căng thẳng có thể khiến việc cho con bú trở nên khó khăn hơn đối với một số bà mẹ. Điều này có nguy cơ dẫn đến cảm giác thất vọng, lo âu hoặc tội lỗi, dần tạo ra một vòng phản hồi tiêu cực và ảnh hưởng nhiều hơn đến việc tiết sữa.
- Phản ứng của bé: Một bà mẹ bị căng thẳng có thể bị căng cơ hoặc thể hiện một số hành vi khiến bé khó ngậm bắt vú đúng cách, do đó việc bú mẹ cũng khó hiệu quả hơn.
Cách giúp bà mẹ đang cho con bú chống lại căng thẳng
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Thiếu ngủ có thể góp phần gây ra căng thẳng. Bạn nên cố gắng nghỉ ngơi bất cứ khi nào bé ngủ. Cần có sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè trong các công việc gia đình và chăm sóc em bé để giúp bạn có thể ngủ đủ giấc.
- Sự giúp đỡ: Hãy nghĩ bạn không đơn độc. Bạn cần có sự giúp đỡ của những thành viên trong gia đình, bạn bè, thậm chí của những bà mẹ có kinh nghiệm để cho bạn những lời khuyên thiết thực. Nếu cảm thấy căng thẳng quá mức, đừng ngần ngại tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia về chăm sóc sức khỏe hoặc về nuôi con bằng sữa mẹ.
- Dinh dưỡng: Một chế độ ăn uống cân bằng với nhiều chất lỏng là rất quan trọng cho cả sức khỏe và sự sản xuất sữa của người mẹ. Thực phẩm giàu Dinh dưỡng có thể hỗ trợ khả năng đối phó với căng thẳng.
Phụ nữ được cho là mất 3-5% khối lượng xương trong thời gian cho con bú. Nhưng trong thời kỳ này, estrogen - hormone cần thiết để bảo vệ xương ở phụ nữ cũng giảm đi khiến xương yếu đi. Vì vậy, việc bổ sung các thực phẩm giàu calci và thực phẩm bổ sung thêm trong thời kỳ cho con bú là rất cần thiết.
Ngoài ra, phụ nữ mới sinh con và đang cho con bú cần bổ sung acid béo omega-3 trong chế độ ăn uống vì đây là nguồn cung cấp quan trọng cho acid docosahexaenoic (DHA). Một số lợi ích sức khỏe của DHA cho mẹ và bé như giúp tăng hàm lượng chất dinh dưỡng trong sữa mẹ, cải thiện tâm trạng của mẹ, hỗ trợ chức năng não bộ, cân bằng hormone và sự phục hồi tổng thể sau sinh.
Bình luận của bạn