Keo dán dùng để nối mi có thể chứa hóa chất độc hại không tốt cho sức khỏe
4 cách dưỡng mi dày và dài khỏi cần ra tiệm nối mi
Nối mi mắt: Coi chừng tiền mất tật mang
Nối mi - nối thêm cả những tác hại cho mắt
Nối mi là một trong những phương pháp được nhiều người lựa chọn để giúp cho lông mi trông dày và dài hơn. Sợi mi giả có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, điển hình như sợi tổng hợp, tơ tằm hay lông chồn.
Bác sĩ nhãn khoa người Anh Alex Day, cho biết: “Nối mi sẽ an toàn nếu bạn thực hiện tại phòng khám uy tín với chuyên gia thẩm mỹ giàu kinh nghiệm. Hãy chắc chắn rằng người nối mi cho bạn đã rửa sạch tay và nên hỏi xem nhíp dùng để nối mi là loại dùng 1 lần hay đã được khử trùng trước khi dùng cho khách hàng chưa?”.
Vị bác sĩ này đưa ra một số nguy cơ tiềm ẩn khi nối mi:
Tổn thương mắt do keo dán
Nối mi đúng cách là rất quan trọng. Các sợi mi giả thường được gắn bằng keo, nếu người nối mi thực hiện không đúng cách có thể gây ra sự cố, điển hình như keo dán tiếp xúc với mắt. Trong một nghiên cứu của Nhật Bản, hơn 60% phụ nữ cho biết họ bị viêm kết giác mạc sau khi keo dán mi dính vào mắt. Tình trạng này có thể làm mờ mắt và khiến mắt nhạy cảm với ánh sáng trong nhiều tuần.
Nghiên cứu này cũng phát hiện hơn 40% phụ nữ bị dị ứng với keo dán. Bác sĩ Alex Day khuyên bạn nên thử keo dán lên da từ 24-48h, điều này đảm bảo bạn sẽ không bị dị ứng với keo khi nối mi.
Keo dán có thể gây ung thư
Theo trang The Sun, một nghiên cứu thử nghiệm 37 loại keo dán mi không kê đơn và được dùng rộng rãi để tìm formaldehyde - một loại hóa chất có khả năng gây ung thư. Điều đáng kinh ngạc là các chuyên gia phát hiện ra rằng khoảng 75% keo được dùng trong các tiệm nối mi có chứa formaldehyde.
“Hiện nay, nối mi chưa được quản lý chặt chẽ như một số thủ thuật thẩm mỹ khác. Do đó, bạn cần lựa chọn những địa chỉ nối mi uy tín và hãy hỏi họ xem keo dán được sản xuất ở đâu”, bác sĩ Alex Day nói.
Nguy cơ nhiễm khuẩn Demodex
Demodex, thuộc họ ve mạt, là loại ký sinh nhỏ nhất trong ngành chân khớp. Chúng thường bò ra ngoài vào ban đêm để ăn tế bào da chết trên mặt người, sau đó chui vào nang lông và tuyến bã nhờn để đẻ trứng. Demodex bị thu hút bởi các loại dầu tích tụ trên lông mi và có thể sinh sôi quá mức nếu lông mi bị bẩn. Vì vậy, nếu không rửa lông mi đúng cách có thể khiến demodex tích tụ, gây viêm và ngứa dọc theo mí mắt.
Để giữ cho lông mi luôn sạch sẽ, bác sĩ Alex Day khuyên bạn nên chải và vệ sinh nhẹ nhàng hàng ngày bằng chất tẩy rửa không chứa dầu.
Bình luận của bạn