- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
- Ổn định đường huyết
Rối loạn mỡ máu và đái tháo đường đều là các bệnh lý chuyển hóa thường gặp
Đái tháo đường: Cảnh giác với 6 thực phẩm làm tăng đường huyết nhanh chóng
Mới được chẩn đoán đái tháo đường: Những điều bạn cần lưu ý
Biến chứng thận do đái tháo đường: Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa
Cẩn thận với 5 dấu hiệu ở mắt có thể cảnh báo đái tháo đường
Mối quan hệ giữa đái tháo đường và rối loạn mỡ máu
Rối loạn mỡ máu có thể dẫn tới bệnh đái tháo đường - một bệnh lý rối loạn chuyển hóa và ngược lại, mắc đái tháo đường lâu năm cũng có thể dần dẫn đến rối loạn chuyển hóa mỡ máu. Nói cách khác, hai bệnh lý này có mối tương quan rất chặt chẽ với nhau.
Nhiều thống kê chỉ ra rằng, hầu hết người bệnh đái tháo đường đều có mỡ máu cao. Theo đó, những vấn đề trong hoạt động điều hòa đường huyết của insulin và sự dao động đường huyết thường xuyên ở người bệnh đái tháo đường có thể là nguyên nhân dẫn tới rối loạn mỡ máu.
Với người bệnh đái tháo đường type 1, sự thiếu hụt insulin và nồng độ cholesterol “xấu” LDL tăng cao có thể làm giảm khả năng kiểm soát đường huyết của người bệnh.
Với người bệnh đái tháo đường type 2, tình trạng rối loạn mỡ máu có thể xảy ra ngay cả khi người bệnh đã kiểm soát được đường huyết. Theo đó, người bệnh đái tháo đường type 2 thường có xu hướng giảm nồng độ cholesterol “tốt” HDL, tăng cao nồng độ cholesterol “xấu” LDL.
Mắc đái tháo đường kèm mỡ máu cao có gì nguy hiểm?
Tổn thương thần kinh
Nếu không kiểm soát đường huyết tốt, người bệnh có thể gặp phải hội chứng nhiễm trùng máu do các hạt chất béo tích tụ trong máu, không được đào thải ra ngoài. Hội chứng này có thể dẫn tới các tổn thương thần kinh, gây mất trí nhớ, mất cảm giác ở bàn chân.
Tổn thương mạch máu
Mắc kèm đái tháo đường và rối loạn mỡ máu có thể làm tăng nguy cơ tổn thương mạch máu. Phần lớn tổn thương mạch máu ở người bệnh đái tháo đường đều là hậu quả của rối loạn mỡ máu. Do đó, rối loạn mỡ máu trên bệnh nhân đái tháo đường nếu không được điều trị kịp thời sẽ có thể khiến biến chứng đái tháo đường xuất hiện sớm và nặng lên rất nhiều, nhất là các biến chứng tim mạch.
Biến chứng tim mạch
Rối loạn mỡ máu cũng có thể dẫn tới chứng xơ vữa động mạch, ảnh hưởng tới khả năng cung cấp máu cho tim và gây ra các biến chứng nguy hiểm như bệnh mạch vành, đột quỵ, bệnh động mạch ngoại vi…
Người bệnh đái tháo đường kèm rối loạn mỡ máu điều trị thế nào?
Mục đích chính của việc điều trị rối loạn mỡ máu ở người bệnh đái tháo đường là để giảm nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch. Do đó, thay đổi lối sống là phương pháp tối ưu nhất trong việc kiểm soát đái tháo đường và rối loạn mỡ máu. Theo đó, việc điều trị sẽ bao gồm giảm cân, thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục đều đặn.
Giảm cân
Béo phì có thể làm tăng kháng insulin ở người bệnh đái tháo đường, làm giảm nồng độ cholesterol “tốt” HDL và tăng cholesterol “xấu” LDL. Do đó, người bệnh đái tháo đường bị thừa cân, béo phì nên chú ý giảm và duy trì cân nặng ở mức ổn định. Để giảm cân bền vững, bạn sẽ cần chú ý hạn chế các thực phẩm nhiều calorie.
Có chế độ ăn uống hợp lý
Người bệnh đái tháo đường nên tuân thủ chế độ ăn ít chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, thay vào đó là acid béo omega-3 (có nhiều trong cá hồi, cá ngừ). Ngoài ra, bạn cũng nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, cá, thịt gia cầm, đồng thời hạn chế thực phẩm chế biến sẵn và đồ uống có cồn.
Tập thể dục đều đặn
Người bệnh đái tháo đường nên cố gắng tập thể dục ít nhất 150 phút/tuần, trải dài ra từ 3 - 5 ngày/tuần. Bạn có thể chọn đi bộ nhanh, bơi lội, đạp xe, khiêu vũ… tùy theo sở thích.
Phương pháp thay đổi lối sống trong điều trị đái tháo đường và rối loạn mỡ máu chỉ có tác dụng hỗ trợ, không có tác dụng chữa khỏi bệnh. Nếu thay đổi lối sống không có tác dụng, người bệnh sẽ phải điều trị bằng thuốc.
Dùng thuốc điều trị
Người bệnh đái tháo đường kèm rối loạn mỡ máu vẫn có thể phải dùng một số loại thuốc kiểm soát đường huyết như thuốc tiêm insulin, thuốc hạ đường huyết (như metformin, glimepiride) theo đơn của bác sỹ. Ngoài ra, bạn cũng có thể cần dùng một số loại thuốc hạ mỡ máu như thuốc statin, fibrate.
Dùng thảo dược hỗ trợ
Sự kết hợp của 5 thảo dược: Lá xoài, lá neem, quế chi, mướp đắng, hoàng bá được chứng minh là có tác dụng hỗ trợ chuyển hóa đường và cải thiện chỉ số đường huyết, hỗ trợ giảm cholesterol máu, nhờ đó hạn chế được nhiều nguy cơ biến chứng đái tháo đường. Phối hợp đồng thời sản phẩm thảo dược với thuốc điều trị (nếu có) và thay đổi lối sống sẽ giúp người bệnh kiểm soát đái tháo đường và biến chứng một cách hiệu quả nhất.
Vi Bùi (Tổng hợp)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex với các thành phần từ lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ hạ đường huyết, hạn chế biến chứng đái tháo đường.
Đường huyết lúc đói không ổn định, chỉ số HbA1c tăng cao khiến nhiều người bệnh đái tháo đường type 2 băn khoăn, lo lắng bởi dù đã thực hiện nhiều cách nhưng đường huyết vẫn lên xuống thất thường và tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm.
Khi đó, bạn có thể cần một giải pháp đến từ thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex để giúp hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết, từ đó hạn chế các biến chứng thần kinh, viêm loét, nhiễm trùng, tổn thương mắt, võng mạc, bảo vệ thận, khớp, tim mạch…
Sản phẩm sử dụng phù hợp cho người bệnh đái tháo đường type 2, người bị tiền đái tháo đường, đặc biệt hiệu quả với người mới mắc.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn