Cha mẹ cần biết gì về bệnh viêm tai giữa ở trẻ?

Viêm tai giữa là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ

8 điều cha mẹ nên làm để phòng ngừa viêm tai giữa cho trẻ

Nước chảy vào tai khi gội đầu và tắm có gây viêm tai giữa không?

6 triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Có phải cảm lạnh sẽ khiến trẻ bị viêm tai giữa?

Tại sao viêm tai  giữa thường phổ biến ở trẻ em?

Trẻ em dưới 2 tuổi là đối tượng dễ bị viêm tai giữa. Nguyên nhân là do ống eustachian (vòi nhĩ) của trẻ ngắn hơn và nằm ngang nên vi khuẩn gây viêm tai dễ dàng len lỏi vào tai. Ngoài ra, các nguyên nhân dưới đây cũng khiến trẻ dễ bị viêm tai:

- Trẻ bú bình và sử dụng núm vú giả: Trẻ nằm ngửa khi bú bình hoặc ngậm ti giả có nhiều khả năng bị viêm tai giữa

- Trẻ đi nhà trẻ: Trẻ có thể tiếp xúc với nhiều loại khuẩn hơn bình thường khi đi nhà trẻ

- Chất lượng không khí: Khói thuốc lá và các loại ô nhiễm không khí khác có thể làm tăng nguy cơ bị viêm tai giữa của con bạn.

Trẻ em dưới 2 tuổi là đối tượng dễ bị viêm tai giữa

Tại sao trẻ thường bị viêm tai giữa sau khi bị cảm lạnh, cảm cúm

Viêm tai giữa thường đi kèm với cảm lạnh, cảm cúm hoặc các nhiễm trùng đường hô hấp khác. Nguyên nhân là do tai giữa được kết nối với đường hô hấp trên bằng một kênh nhỏ được gọi là ống Eustachian. Vi khuẩn gây cảm lạnh, cảm cúm và các bệnh đường hô hấp trên có thể đi qua ống Eustachian vào tai giữa và gây viêm tai giữa. 

Cho trẻ bú mẹ có làm giảm nguy cơ viêm tai giữa?

Theo thống kê của các nhà khoa học, trẻ bú mẹ ít có nguy cơ bị viêm tai giữa hơn so với trẻ bú bình. Nếu con bạn phải uống sữa công thức thì để hạn chế nguy cơ viêm tai giữa, bạn không nên để trẻ bú bình ở tư thế nằm thẳng. 

Rửa tay thường xuyên có giảm nguy cơ mắc viêm tai giữa?

Rửa tay thường xuyên có thể làm giảm sự lây lan của vi khuẩn và giúp phòng ngừa cảm cúm, cảm lạnh cho trẻ. Điều này có thể giúp gián tiếp phòng ngừa viêm tai giữa vì cảm lạnh và cảm cúm có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm tai giữa của trẻ.

Rửa tay thường xuyên có thể giúp phòng ngừa cảm cúm và cảm lạnh

Khi nào trẻ bị viêm tai giữa cần đặt ống tai

Nếu trẻ thường xuyên bị viêm tai giữa tái phát hoặc nếu chúng bị mất thính lực do dịch bị ứ trong tai thì bác sỹ sẽ đề nghị đặt ống thông khí màng nhĩ (hay còn gọi là ống thông tai). Trong thủ thuật này, bác sỹ sẽ tạo một lỗ nhỏ trong màng nhĩ để thoát dịch và giảm áp lực từ tai giữa. Sau đó, họ đặt một ống thông nhỏ trong lỗ mở của màng nhĩ để cho phép không khí đi vào tai giữa và ngăn dịch tích tụ.

Thính giác của trẻ sẽ được phục hồi sau khi dịch chảy ra. Các ống thông khí này thường tự rơi ra ngoài sau 6 - 18 tháng. Nếu sau khoảng thời gian trên, ống thông khí không tự rơi ra ngoài, bác sỹ sẽ phẫu thuật để lấy ống ra. Trẻ đã đặt ống thông khí vẫn có thể bị viêm tai giữa, tuy nhiên những trường hợp này không nhiều. 

Điều trị viêm tai giữa cho trẻ như thế nào?

Nếu trẻ bị viêm tai giữa do virus thì không cần dùng kháng sinh. Nếu trẻ bị viêm tai giữa do vi khuẩn thì cha mẹ nên cho con sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sỹ để tiêu diệt vi khuẩn.

Trẻ bị viêm tai giữa do vi khuẩn cần phải dùng kháng sinh

Viêm tai giữa gây ra những biến chứng gì?

Thông thường, viêm tai giữa không gây ra các vấn đề sức khỏe lâu dài, nhưng nếu bệnh thường xuyên tái phát thì nó có thể gây ra những vấn đề sau:

- Trẻ bị chậm trễ trong việc học nói và phát triển các kỹ năng xã hội

- Mất thính lực

- Nhiễm trùng lây lan sang các phần khác của đầu

- Thủng màng nhĩ

Thanh Tú H+ (Theo Webmd)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ