Giúp trẻ mọc răng không sốt chỉ bằng nước lá hẹ

Khi mọc răng, trẻ sẽ dễ bị sốt, đau nướu dẫn đến biếng ăn, biếng bú, sa sút, gầy gò

Mỹ thu hồi đồ chơi nguy hiểm cho trẻ mọc răng

Mẹo giảm khó chịu khi bé mọc răng

Bé gái vừa sinh ra đã mọc răng

Khi nào bé yêu mọc răng?

Dấu hiệu nhận biết trẻ mọc răng

Trẻ mọc răng thường thích gặm, cắn những đồ vật xung quanh, thường xuyên tỏ ra cáu gắt và hay đòi được bế. Nếu tâm trạng của bé không được vui, má ửng hồng, thường chảy dãi và bé hay đưa cả nắm đấm tay vào miệng, mẹ nên kiểm tra lợi của trẻ.

Nếu trẻ đang mọc răng, bạn sẽ thấy có một cục cứng hoặc một điểm nhọn nào đó nhô hẳn lên trên bề mặt lợi, có thể khiến trẻ sưng và đau. Mẹ cũng cần lưu ý không nên cho rằng mọi nguyên nhân như trẻ bị ốm, sốt cao, tiêu chảy hay nôn mửa là do bé bị mọc răng. Đó có thể là triệu chứng của bệnh nào đó, do vậy cần đưa bé đến gặp bác sỹ để được chữa trị.

Trẻ mọc răng thường thích gặm, cắn những đồ vật xung quanh

Vài tuần trước khi chân răng trắng xuất hiện, trẻ thường có thói quen bú tay, nghiến răng, nghiến lợi đau nướu và có chút sốt nhẹ. Lúc này các mẹ chú ý kỹ càng hơn, kiểm tra bằng cách rà nhẹ vào vùng nướu của trẻ sẽ nhận thấy vết cưng cứng. Đó là dấu hiệu bé đang trong giai đoạn mọc những chiếc răng sữa đầu đời.

Mẹo dân gian giúp trẻ mọc răng không sốt

Lá hẹ là một trong những dược liệu bổ ích có tác dụng tốt trong việc giúp trẻ mọc răng không sốt. Đây loại rau quen thuộc hàng ngày nhưng ít có mẹ biết về tác dụng của lá hẹ là gì đối với giai đoạn mọc răng sữa của trẻ.

Theo lương y Lê Xuân Hải - Chủ tịch hội Đông y quận Đống Đa, Hà Nội, lá hẹ có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, dùng trong trường hợp trẻ bị viêm lợi, răng đau nhức. Khi trẻ thường bú tay, nghiến răng hay chảy nước dãi nhiều hơn bình thường vào tháng thứ 3 hay tháng thứ 4 thì các mẹ chọn mua một ít lá hẹ tươi đem về rửa thật sạch, cắt nhuyễn rồi giã nhỏ, vắt nước cốt lá hẹ cho vào chén sạch.

Nước ép lá hẹ giúp phòng tránh sốt khi trẻ đến tuổi mọc răng

Sau khi trẻ bú được khoảng 30 phút, mẹ rửa tay sạch, quấn gạc tiệt trùng vào đầu ngón tay trỏ. Lấy đầu ngón tay quấn gạc chấm vào chén nước cốt lá hẹ lâu một chút cho băng gạc thấm nước lá hẹ. Mẹ nhẹ nhàng đưa ngón tay chấm nước hẹ vào miệng trẻ, bắt đầu rà sát vào vùng lợi trên, vùng lợi dưới của bé vài lần. 

Ngoài ra, mẹ có thể cắt lá hẹ ra cho vào chén rồi đổ nước nóng vào nhưng đừng làm chín lá, rồi đâm lá hẹ ra lọc lấy nước, dùng miếng gạc chấm nước hẹ rồi thoa đều nướu của con. Ngoài lá hẹ thì nha đam hoặc cây dạ cầm cũng có thể giúp phòng tránh sốt khi trẻ đến tuổi mọc răng.

Trong giai đoạn mọc răng trẻ có thể ngứa nướu, đau nướu và sốt (thường mọc răng hàm). Nếu chỉ ngứa nướu (trẻ hay nghiến răng, nghiến lợi, chảy nước dãi) có thể cho trẻ nhai núm vú giả khi trẻ khó chịu. Nếu trẻ đau hoặc sốt, cha mẹ có thể cho trẻ uống paracetamol (thuốc hạ sốt thông dụng cho trẻ nhỏ), liều lượng như khi trẻ bị sốt.

Ngoài ra, để giảm đau cho trẻ khi mọc răng, các bậc cha mẹ có thể dùng thuốc giảm đau. Không có gì đáng lo nếu dùng một liều lượng nhỏ thuốc giảm đau của trẻ em như thuốc giảm đau cho trẻ sơ sinh, nếu thấy trẻ quá đau đớn vì mọc răng. Nhưng để an toàn cho trẻ, các bậc cha mẹ nên hỏi ý kiến các bác sỹ nhi khoa, khi muốn sử dụng acetaminophen hoặc bất kỳ thứ thuốc giảm đau nào cho trẻ khi đang mọc răng.

Trần Ngọc H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ