Làm thế nào để trị mụn tại nhà an toàn?

Xử trí mụn trứng cá không đúng cách có thể để lại sẹo thâm, sẹo rỗ lâu dài

Trị mụn bằng nước ép cà rốt ngay tại nhà

4 thành phần giúp trị mụn nhanh trong mỹ phẩm

Ngăn ngừa mụn khi đeo khẩu trang thường xuyên

5 thực phẩm tốt nhất giúp bạn chăm sóc da dầu

Nặn mụn sao cho đúng cách?

Lựa chọn xử lý mụn trứng cá mà nhiều người nghĩ tới đầu tiên là nặn mụn. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng cách, nặn mụn còn để lại nhiều hậu quả nặng nề với làn da của bạn.

Bất cứ tác động mạnh nào lên các nốt mụn sẽ phá vỡ hàng rào bảo vệ da, gây ra phản ứng viêm tạm thời, khiến da sưng đỏ. Hậu quả nghiêm trọng hơn là bạn có nguy cơ bị sẹo thâm, sẹo rỗ vĩnh viễn. Với mụn mủ, mụn viêm, việc nặn mụn có thể khiến vi khuẩn xâm nhập sâu vào da và lan rộng hơn ở vùng da khác.

Bạn cũng cần hiểu rằng, nặn mụn chỉ giúp loại bỏ các nhân mụn đã hình thành ra khỏi bề mặt da chứ không giúp ngăn ngừa sự hình thành của các nhân mụn mới. 

Các chuyên gia khuyến cáo, tuyệt đối không tự nặn các loại mụn trứng cá viêm, mủ hay có nang. Thao tác không đúng cách có thể gây ra biến chứng như sẹo rỗ, thâm, ảnh hưởng dây thần kinh, nhiễm trùng... Để hạn chế tối đa các nguy cơ khi nặn mụn tại nhà, hãy thực hiện đúng quy trình sau:

Dùng gạc, tay sạch khi thao tác nặn mụn

Dùng gạc, tay sạch khi thao tác nặn mụn

Bước 1: Rửa tay, tiêu độc dụng cụ trước khi nặn mụn

Đưa bàn tay, dụng cụ nhiễm khuẩn lên nặn mụn có thể khiến hủy hoại làn da của bạn. Hãy đảm bảo rửa tay sạch với xà phòng và nước sạch trong ít nhất 30 giây trước khi nặn mụn. Các dụng cụ lấy mụn cũng cần được làm sạch với cồn y tế.

Bước 2: Chườm ấm hoặc xông hơi vùng da bị mụn để làm mềm da, giãn nở lỗ chân lông.

Bước 3: Dùng khăn gạc sạch, nhẹ nhàng ấn lên vùng da quanh vết mụn. Tuyệt đối không dùng vật sắc nhọn như móng tay để chích, cạy nhân mụn.

Bước 4: Sau khi lấy được nhân mụn, lau vùng da đó bằng nước muối sinh lý, cồn sát trùng để tránh nguy cơ nhiễm trùng.

Trong quá trình chăm sóc da mụn, bạn cần hạn chế đưa tay lên chạm vào mặt. Bàn tay hay bất kỳ thứ gì khác không sạch đều có thể làm lây lan vi khuẩn trên da mặt. Hãy đảm bảo khăn mặt của bạn luôn sạch, được giặt phơi thường xuyên.

Yếu tố dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng với sức khỏe làn da, giúp da mau lành hơn. Bạn nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ quả giàu chất chống oxy hóa.

Các lựa chọn an toàn hơn nặn mụn

Kem bôi ngoài da

Kem bôi tại chỗ có thể làm khô nhân mụn trứng cá, hạn chế hiện tượng viêm

Kem bôi tại chỗ có thể làm khô nhân mụn trứng cá, hạn chế hiện tượng viêm

Để hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn khi nặn mụn, bạn có thể giảm mụn tai nhà bằng các sản phẩm kem bôi ngoài da an toàn.

Benzoyl peroxideacid salicylic là các thành phần được chứng minh có thể giảm hiện tượng viêm và các tổn thương do mụn gây ra. Bạn chỉ cần chấm lượng nhỏ sản phẩm lên mụn để giảm sưng tấy và nhanh chóng làm nhân mụn se lại.

Bạn nên tham khảo các chuyên gia, bác sỹ da liễu để tìm được sản phẩm có nồng độ an toàn mà trị mụn hiệu quả.

Thăm khám da liễu

Người có tình trạng mụn kéo dài, viêm nghiêm trọng nên thăm khám tại cơ sở y tế

Người có tình trạng mụn kéo dài, viêm nghiêm trọng nên thăm khám tại cơ sở y tế

Lấy mụn đúng cách kết hợp điều trị bằng thuốc là phác đồ tác động toàn diện đến tất cả các cơ chế bệnh sinh của mụn. Nếu tình trạng mụn viêm kéo dài, bạn nên tới các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị bằng các biện pháp như:

- Lấy mụn đầu đen, mụn trứng cá đúng cách bằng dụng cụ y tế vô trùng.

- Dùng thuốc: Việc điều trị bằng thuốc đòi hỏi người bệnh kiên nhẫn duy trì liệu trình theo đúng chỉ định của bác sỹ.

- Các biện pháp hiện đại như chiếu ánh sáng xanh, ánh sáng đỏ: Liệu pháp quang học giúp tiêu diệt vi khuẩn P. acnes gây mụn. Tùy tình trạng mụn có thể chiếu ánh sáng xanh hoặc ánh sáng đỏ hoặc kết hợp cả 2 loại ánh sáng này để đem lại hiệu quả điều trị.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp