Làm thế nào để xác định được thực phẩm gây dị ứng?
"Chiến thuật" ứng phó với dị ứng theo mùa
Dùng TPCN gì khi bị dị ứng?
9 thực phẩm dễ tìm phòng chống dị ứng theo mùa
Bột gừng giúp giảm viêm mũi dị ứng theo mùa
Chế độ ăn uống loại trừ là gì?
Dị ứng thức ăn là một phản ứng miễn dịch bất lợi với một loại protein trong thực phẩm. Dị ứng thức ăn khác với không dung nạp thức ăn, phản ứng dược lý và phản ứng qua trung gian độc tố. Protein trong thực phẩm là thành phần dị ứng phổ biến nhất. Phản ứng dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể xác định nhầm một protein là có hại, cho rằng cơ thể đang bị tấn công nên gửi các tế bào bạch cầu đến bảo vệ và gây ra phản ứng dị ứng. Những phản ứng này có thể xảy ra từ nhẹ đến nặng như: Viêm da dị ứng, rối loạn tiêu hóa, suy hô hấp hay sốc phản vệ đe dọa tính mạng cần phải được cấp cứu.
Chế độ ăn uống loại trừ (hay chế độ ăn uống hạn chế, Elimination Diet) là một kế hoạch ăn uống ngắn hạn mà trong đó bạn loại bỏ các loại thực phẩm nhất định có thể gây ra dị ứng và các phản ứng tiêu hóa khác. Sau khoảng một thời gian nhất định, bạn tiêu thụ những thực phẩm trở lại để xác định xem có thật là chúng sẽ gây dị ứng hay không.
Như vậy, mục tiêu chính của chế độ ăn uống loại trừ là nhằm xác định chính xác những loại thực phẩm nào là thủ phạm gây rối loạn tiêu hóa và các vấn đề sức khỏe liên quan khác khi phải liên tục trải qua các triệu chứng mà người mắc chưa thể tìm ra nguyên nhân đích thực. Các triệu chứng đó có thể là: Tiêu chảy, đầy hơi, táo bón, eczema và mụn trứng cá.
Những thực phẩm bị liệt kê vào danh sách hạn chế: Gluten, sữa, đậu nành (đậu tương), đường tinh, đậu phộng (lạc), ngô, rượu, trứng, thực phẩm đóng gói/đã qua chế biến/thức ăn nhanh...
Hầu hết, chế độ ăn loại trừ chỉ kéo dài khoảng 3 - 6 tuần. Các chuyên gia tin rằng, các kháng thể - các protein hệ miễn dịch của con người có phản ứng tiêu cực khi dung nạp thực phẩm nào đó sẽ mất khoảng 3 tuần để tiêu tan. Vì vậy, đây sẽ là thời gian tối thiểu cần thiết cho mỗi người để chữa lành hoàn toàn các tổn thương và cải thiện các triệu chứng gặp phải.
Sở dĩ nói như vậy bởi, khi bị dị ứng thức ăn, cơ thể liên tục xảy ra các phản ứng viêm có thể gây hại theo nhiều cách, tạo cơ hội để làm nặng nề hơn các bệnh như: Mệt mỏi mạn tính, viêm/đau khớp, hen suyễn, thiếu dinh dưỡng, rối loạn tâm trạng (bao gồm trầm cảm và lo âu), các vấn đề về da (eczema, phát ban và mụn trứng cá), rối loạn tự miễn dịch, xơ vữa động mạch, suy giảm nhận thức, khó ngủ hoặc mất ngủ, béo phì, đau nửa đầu, các vấn đề về thận và túi mật...
6 lợi ích khi bạn áp dụng chế độ ăn uống loại trừ
Bình luận của bạn