Ăn uống thế nào để phòng chống ung thư?

Bạn có biết loại thực phẩm và lượng thực phẩm bạn tiêu thụ có thể làm tăng hoặc giảm nguy cơ phát triển một số căn bệnh ung thư nhất định?

Ung thư là bệnh mạn tính thôi mà! Cứ vui đi!

Lá ngón có thể tiêu diệt tế bào ung thư?

Gần 98% các bệnh ung thư phổi liên quan đến thuốc lá

Trị bệnh máu trắng bằng quả bơ

Ăn trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt. Trái cây chứa nhiều vi chất dinh dưỡng mạnh mẽ, chẳng hạn như flavonoids và carotenoids. Đây là những chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có tác dụng chống lại các phản ứng oxy hóa từ quá trình sinh học gây tổn hại hoặc giết chết tế bào trong cơ thể. Chất dinh dưỡng thực vật cũng giúp giảm viêm - có mối liên hệ chặt chẽ với sự phát triển chung của bệnh ung thư. Đặc biệt,  một số dưỡng chất có nguồn gốc thực vật còn được biết đến với tác dụng làm ngừng, thậm chí là tiêu diệt các tế bào gây ung thư.

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, khoảng 1/3 tất cả các trường hợp tử vong liên quan đến bệnh ung thư có liên quan đến chế độ ăn uống, cân nặng và hoạt động thể chất.

Theo William Li - Chủ tịch kiêm Giám đốc Y tế Tổ chức Angiogenesis, tương tự như các tế bào khỏe mạnh, các tế bào khối u cần chất dinh dưỡng được cung cấp bằng một mạng lưới các mạch máu nhỏ. Để phát triển thành các mạch máu này, khối u sẽ phải trải qua quá trình hình thành mạch. Một số hợp chất có trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật sẽ ngăn chặn sự hình thành mạch của khối u. 

Cụ thể, đó là một chế độ ăn uống chống lại khối u tạo mạch bao gồm các loại thực phẩm và đồ uống có chứa các chất sản sinh tự nhiên như các loại trái cây, rau quả, gia vị, đồ uống (nước ép trái cây, trà, cà phê, rượu vang) và các protein phòng ngừa ung thư có trong một số loại cá, sò hoặc các sản phẩm từ sữa", William Li cho biết.

Ngoài tỏi, dâu, cà chua, rau họ cải (như bông cải xanh và súp lơ) và rau lá xanh, có một số loại thực phẩm phòng chống ung thư ít được biết đến nhưng cũng không kém mạnh mẽ mà bạn có thể cho vào chế độ ăn uống ngừa ung thư. Chúng bao gồm: Hành tây đỏ, táo, đu đủ, quả lựu, quế, bí đỏ nguyên chất, bông cải xanh và rau mầm (cây bông cải xanh non).

Bổ sung chất xơ cho cơ thể.  Chất xơ thúc đẩy thức ăn được tiêu hóa một cách dễ dàng, giúp thải loại chất gây ung thư và estrogen liên quan đến nguy cơ gây ung thư vú. Chúng có trong các loại ngũ cốc, các loại đậu, trái cây và rau.

Ăn thực phẩm từ đậu nành. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Oncology năm 2012, tiêu thụ đậu nành giúp giảm nguy cơ ung thư ở phụ nữ. Amanda Bontempo - một chuyên gia dinh dưỡng về ung thư tại Trung tâm ung thư Perlmutter thuộc Trung tâm Y tế Langone NYU (New York) lưu ý: "Thời gian sử dụng đậu nành cũng rất quan trọng. Các tác dụng phòng ngừa ung thư ở đậu nành sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi bạn bắt đầu tiêu thụ loại thực phẩm trước tuổi dậy thì và duy trì đều đặn trong suốt cuộc đời".

Tiêu thụ đậu nành giúp giảm nguy cơ ung thư ở phụ nữ

Hạn chế thịt, rượu và sữa. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra, có một liên kết giữa các sản phẩm từ sữa với nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, trong khi rượu có liên quan tới nguy cơ ung thư gan, ung thư vú và ung thư đường tiêu hóa. Thịt đỏ và thịt chế biến sẵn, trong đó có nhiều chất béo bão hòa có mối liên hệ với một số bệnh ung thư nhất định. Ví dụ, sự liên kết giữa thịt đỏ và cách chế biến (chẳng hạn như nướng) được cho "thủ phạm" lớn gây ung thư đại tràng. Bontempo nói: "Ăn quá nhiều các loại thực phẩm này có thể dẫn đến tình trạng viêm kéo dài mạn tính, gây ra rất nhiều nhiều bệnh, bao gồm cả ung thư".

Tuy nhiên, TS. Li cho biết thêm, những chất chống tạo mạch của khối u gây ra ung thể lại có trong sữa, chế phẩm từ sữa và một số loại thịt. "Ví dụ, menaquinone (vitamin K2) là chất chống tạo mạch và nó thường có trong một số loại pho mát và được tích lũy trong thịt đen, chẳng hạn như đùi gà".

Bên cạnh loại thực phẩm ăn vào, bạn cũng cần lưu ý đến số lượng tiêu thụ. Béo phì là một trong những yếu tố đáng kể góp phần gây ra một số loại ung thư. Cụ thể, theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, béo phì được liên kết với nguy cơ cao bị ung thư vú, ung thư ruột kết và trực tràng, nội mạc tử cung, thực quản và ung thư tuyến tụy. Vì vậy, TS. Li khuyến cáo: "Cần phong phú các loại thực phẩm, tăng cường tiêu thụ rau củ quả, hạn chế (chứ không phải là kiêng) thịt, rượu và sữa”.

M. Hiếu H+ (Theo Everyday)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng