Cho trẻ nhỏ ăn ổi có tốt không?

Trẻ ăn dặm với thực phẩm có bổ sung ổi sẽ phát triển thể chất và não bộ tốt hơn

Vàng da ở trẻ sơ sinh, mẹ nên và không nên ăn những thực phẩm nào?

Uống mật ong pha sữa có lợi hay hại, có tốt cho trẻ nhỏ không?

Mẹ đã biết chăm sóc răng miệng cho con khi răng mọc chưa?

Sốt mọc răng ở trẻ: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ nhỏ bắt đầu được cho ăn dặm khi được 6 tháng tuổi trở lên vì lúc này sữa mẹ loãng dần, thiếu nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Trái cây được coi là thực phẩm tốt nhất trong giai đoạn này vì chúng giàu hương vị và dưỡng chất.

Trong quả ổi chứa hàm lượng lớn các vitamin, khoáng chất quan trọng giúp cung cấp năng lượng và phát triển thể chất, não bộ của trẻ.

Quả ổi chứa hàm lượng lớn vitamin và khoáng chất

Giá trị dinh dưỡng trong 100g ổi:

Dinh dưỡng

Khối lượng

Nước

80,8g

Năng lượng

68kcal

Protein

2,55g

Chất xơ

5,4g

Calci

18g

Vitamin C

228,3g

Phospho

40mg

Magne

22mg

Natri

2mg

Kali

417mg

Sắt

0,26mg

Folate

49mcg

Vitamin A

31mcg

Khoáng chất và vitamin B1, B2 và B3

Cho trẻ nhỏ ăn ổi có tốt không?

Giúp tăng cường hệ miễn dịch: Quả ổi chứa hàm lượng lớn vitamin C giúp tăng cường chức năng hệ miễn dịch, kích thích tăng trưởng và tái tạo tế bào ở trẻ. 1 quả ổi chứa vitamin C gấp 4 lần so với 1 quả cam.

Giúp phát triển hệ thần kinh: Acid folic trong quả ổi giúp trẻ nhỏ ngăn ngừa một số dị tật liên quan đến não và cột sống. Đồng thời, dinh dưỡng trong quả ổi góp phần cho sự phát triển của hệ thống thần kinh và tuần hoàn ở trẻ.

Đôi mắt sáng, khỏe mạnh: Quả ổi giàu vitamin A – vitamin quan trọng để duy trì thị lực tốt. Thiếu vitamin A ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến bệnh khô mắt.

Nước ép ổi có vị thanh mát, chua, ngọt dịu

Ngăn ngừa ung thư: Đặc tính chống oxy hóa của quả ổi giúp cơ thể bé tăng cường đề kháng, ngăn ngừa nguy cơ ung thư. Đồng thời, quả ổi cũng giúp ngăn ngừa các bệnh do gốc tự do (ROS) gây ra như: Alzheimer, Parkinson, các rối loạn khác như: Tăng oxy trong máu và viêm.

Hữu ích cho sự phát triển não bộ: Hạt ổi rất giàu acid béo như: linoleic và phenolics, các hợp chất quan trọng giúp trong sự hình thành và phát triển của não bộ và các mô khác.

Cải thiện hệ tiêu hóa: Lượng chất xơ dồi dào trong ổi giúp cải thiện tiêu hóa ở trẻ em, ngăn ngừa táo bón và viêm ruột thừa, tiêu chảy, kiết lỵ. Trái cây này còn góp phần tăng sinh máu trong cơ thể.

Giúp phát triển xương và sụn: Calci và các chất dinh dưỡng khác trong quả ổi giúp phát triển xương và sụn ở trẻ em.

Cho bé tập ăn ổi đúng cách

Để đảm bảo an toàn vệ sinh, mẹ cần sử dụng ổi tươi và chín, tránh sử dụng ổi đông lạnh, rửa ổi thật kỹ trước khi chế biến và cho bé ăn.

Mẹ nên gọt vỏ ổi, bỏ hạt, cắt miếng nhỏ và luộc sơ cho trái cây mềm. Sau đó, cho ổi vào máy ép lấy nước và dùng rây lọc lại để tránh bã ổi khiến bé bị sặc. Khi cho bé ăn ổi, các mẹ lưu ý cho bé ăn chậm, ăn từng muỗng nhỏ để bé làm quen với món ăn. Đồng thời, mẹ cần quan sát xem bé có các dấu hiệu khó chịu hay tác dụng phụ.

Chỉ cho bé uống nước ép ổi 2 lần/tuần vì acid trong trái cây thường gây ra chứng hăm tã ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, nếu mẹ thấy các triệu chứng khác như: Ngứa, nổi mẩn, mặt sưng phù thì ngay lập tức cho bé ngừng cho ăn và liên hệ với chuyên gia, bác sỹ điều trị. 

Để tránh trẻ bị sặc, mẹ cần xay nhuyễn ổi và lọc sạch hạt, bã ổi

Công thức làm nước ép ổi ngon miệng và lành mạnh

- 1 quả ổi

- 1 quả theo mùa (Dâu, chuối, lê)

- 1 muỗng mật ong

- Đường (lượng nhỏ đủ điều vị)

Cách làm:

- Gọt vỏ ổi, các loại trái cây và cắt miếng nhỏ.

- Loại bỏ hạt.

- Luộc trái cây trong 5 phút, dùng nĩa kiểm tra độ mềm của trái cây.

- Cho trái cây vào máy ép lấy nước và thêm chút đường.

- Lấy ra chén và cho bé ăn.

Phạm Mơ H+ (Theo Boldsky)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ