Những quan điểm sai lầm về chứng tăng động giảm chú ý

Nhận thức sai về tăng động giảm chú ý có thể gây nên những tác hại không lường với trẻ

Con bạn có thực sự bị tăng động giảm chú ý không?

Có nên dùng chất kích thích để điều trị tăng động giảm chú ý?

Con tăng động giảm chú ý có sử dụng được thảo dược Câu đằng không?

Tăng động giảm chú ý ở người lớn bị động kinh

ADHD là bệnh về thần kinh

Tăng động giảm chú ý ở trẻ em là một rối loạn có tính chất tâm lý thường gặp ở trẻ em, khởi phát sớm và kéo dài với các biểu hiện như: Hoạt động quá mức, khó kiểm soát hành vi, kém khả năng tập trung chú ý gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt, học tập và trong các mối quan hệ xã hội. Trẻ bị chứng tăng động giảm chú ý có thể thay đổi nếu gia đình quan tâm và có những can thiệp phù hợp.

 Trẻ bị tăng động giảm chú ý thường không thể tập trung trong giờ học

Trẻ bị ADHD do cha mẹ

Nhiều phụ huynh có con bị tăng động giảm chú ý thường đổ lỗi cho chính mình vì đã không yêu thương và chăm sóc con chu đáo khiến con mắc hội chứng này. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân gây nên ADHD như: Di truyền, rối loạn các chất hóa học trong não bộ, sự thay đổi về cấu trúc và chức năng não... Cách chăm sóc của cha mẹ không phải là nguyên nhân khiến trẻ bị ADHD nhưng nếu trẻ đã mắc bệnh, cha mẹ không quan tâm đến trẻ thì trẻ có thể bị ADHD nặng hơn.

Chỉ có trẻ em mới bị ADHD

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ảnh hưởng đến khoảng 5% trẻ nhỏ và một nửa trong số đó sẽ vẫn biểu hiện triệu chứng khi lớn lên. Rất nhiều người lớn mắc rối loạn tăng động giảm chú ý nhưng sẽ không bao giờ được chẩn đoán. Rối loạn tăng động giảm chú ý không được điều trị sẽ gây ra rất nhiều vấn đề về thể chất và tinh thần, gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội và tạo ra những khó khăn trong nhiều mặt của cuộc sống. Do vậy, việc nhận ra dấu hiệu của rối loạn tăng động giảm chú ý ở người lớn là rất quan trọng để có thể được điều trị kịp thời.

Người lớn cũng có nguy cơ bị chứng tăng động giảm chú ý

Trẻ hiếu động không phải bị ADHD

Nhiều người dễ nhầm lẫn giữa trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý và trẻ nghịch ngợm, tuy nhiên nếu để ý kỹ bạn sẽ nhận ra sự khác biệt giữa những đứa trẻ này. Trẻ hiếu động thường có những hành động nghịch ngợm, tuy nhiên những hành vi này ko liên tục và thường có chủ ý, còn những bé bị tăng động giảm chú ý thường mất kiểm soát đối với hành vi của chính mình. Điều này gây nên rất nhiều ảnh hưởng cho cuộc sống của trẻ.

Theo giáo sư Andrea Bilbow, người có nhiều năm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu hội chứng tăng động giảm chú ý, cho rằng: Trẻ con bị tăng động giảm chú ý không hằn là một đứa  trẻ nghịch ngợm. Chúng có thể bị thiếu tập trung hoặc hoạt động luôn chân luôn tay.  

Cần phân biệt giữa trẻ có tính hiếu động và trẻ bị tăng động

Trẻ bị ADHD không bao giờ có thể chú ý

Thực tế thì trẻ em bị ADHD thường có thể tập trung vào những việc mà chúng thích. Chúng chỉ không tập trung vào những việc mà chúng cảm thấy nhàm chán hoặc những việc lặp đi lặp lại nhiều lần. 

Thuốc là lựa chọn tốt nhất để chữa ADHD

Thuốc thường được chỉ định để điều trị các triệu chứng tăng động giảm chú ý nhưng nó có thể không phải là lựa chọn tốt nhất cho con của bạn. Ngoài thuốc, cha mẹ có thể áp dụng liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp gia đình (hay còn gọi là liệu pháp “giáo dục tư tưởng cho cha mẹ”. Theo đó, cha mẹ sẽ học cách tự giải quyết sự thất vọng, mệt mỏi của mình trước những hành vi của trẻ, luôn suy nghĩ tích cực và điều chỉnh kì vọng của mình) để điều trị ADHD cho con.

Trẻ dưới 6 tuổi không nên dùng thuốc để điều trị chứng tăng động giảm chú ý

Có thể biết được trẻ bị ADHD qua quan sát

Bác sỹ là người đưa ra kết luận, chẩn đoán con bạn có mắc ADHD hay không, dựa trên những tiêu chí chuẩn để chẩn đoán áp dụng cho trẻ từ 6 - 12 tuổi. Với trẻ 5 tuổi, rất khó để có thể chẩn đoán.

Việc chẩn đoán  ADHD khi trẻ bước vào độ tuổi thanh thiếu niên cũng rất khó. Chẩn đoán ADHD không thể chỉ qua một cuộc kiểm tra. Đó là cả một quá trình, theo các bước khác nhau và đòi hỏi phải thu thập nhiều những thông tin từ các nguồn khác nhau: Cha mẹ, trẻ, giáo viên của trẻ, bạn (nếu có thể) và cả bác sỹ, cán bộ tâm lý... đều có vai trò trong việc đánh giá, tìm hiểu các hành vi của trẻ.

Mỗi trẻ mắc hội chứng ADHD biểu hiện những dấu hiệu của triệu chứng mất khả năng tập trung chú ý, hiếu động thái quá và dễ bị kích thích (hấp tấp bốc đồng) theo những cách cụ thể, riêng biệt của từng cá nhân. Bác sỹ sẽ đánh giá, kết luận dựa trên những biểu hiện hành vi của trẻ, được thu thập từ những nguồn khác nhau, so sánh biểu hiện đó với biểu hiện của những đứa trẻ khác cùng độ tuổi.

Thanh Tú H+ (Very Well)

Gợi ý thực phẩm chức năng Egaruta giúp làm giảm các chứng co giật, tăng động, rối loạn cảm xúc

Những điều không thể không biết về bệnh động kinh - Ảnh 6

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh