Chuyên gia chỉ ra 6 dấu hiệu "tố" cơ thể thiếu vitamin B12

Thiếu vitamin B12 có thể gây mệt mỏi, trầm cảm...

Nên ăn gì để bổ sung vitamin B12 cho cơ thể?

Người bệnh đái tháo đường nên chú ý ăn thực phẩm giàu vitamin B12

Da nhợt nhạt, vàng da: Cẩn thận thiếu loại vitamin này

Những loại thực phẩm là nguồn cung cấp vitamin B12 lý tưởng

Vitamin B12 (cobalamin) là một chất dinh dưỡng quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể. Cơ thể không thể tự sản xuất vitamin B12, vì thế chúng ta cần bổ sung vitamin B12 từ các nguồn thực phẩm từ động vật hoặc các thuốc bổ sung (theo chỉ định của bác sỹ).

 

Tình trạng thiếu vitamin B12 rất dễ xảy ra ở các nhóm đối tượng như người lớn tuổi, người ăn chay, phụ nữ đang mang thai, người bị rối loạn tiêu hóa khiến cơ thể khó hấp thụ chất dinh dưỡng...

Loại vitamin này thường được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm có nguồn gốc động vật như sữa, thịt và trứng.

Tiến sỹ Vikrant Shah, bác sỹ chuyên khoa hồi sức và chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện đa khoa Zen Chembur (Ấn Độ) cho biết: "Vitamin B12 giúp duy trì các tế bào thần kinh khỏe mạnh và sản xuất DNA - vật liệu di truyền của tế bào. Thiếu vitamin B12 thường không phải vấn đề quá lo ngại nhưng nếu không được giải quyết kịp thời bạn có thể gặp một số vấn đề về liên quan đến sức khỏe".

Dưới đây là một số triệu chứng "tố" cơ thể bạn có thể đang bị thiếu vitamin B12:

- Rối loạn tâm trạng: Khi cơ thể thiếu vitamin B12 bạn có xu hướng bị thay đổi tâm trạng.

- Các vấn đề về trí nhớ: Nếu bạn thường xuyên không thể nhớ được mình đã để chìa khóa hoặc ví ở đâu thì đã đến lúc nên gặp ​​bác sỹ vì có thể là do mức vitamin B12 thấp.

- Các vấn đề về thăng bằng như dễ té ngã.

- Yếu cơ: Đây cũng là một trong những dấu hiệu thiếu vitamin B12 mà bạn không nên bỏ qua.

- Trầm cảm: Khi cơ thể bạn không hấp thụ đủ vitamin B12 có thể làm ảnh hưởng đến mức serotonin trong não và làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy vô vọng, bất lực, chán những hoạt động yêu thích trước đó... có thể liên quan đến sự thiếu hụt vitamin B12. Lúc này, bạn nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia hoặc bác sỹ để có phương pháp điều trị kịp thời (nếu cần).

- Mệt mỏi: Mức vitamin B12 trong cơ thể không đủ có thể làm giảm sản xuất tế bào hồng cầu bình thường, giảm khả năng cung cấp oxy. Sự thiếu hụt dưỡng chất có thể gây ra bệnh thiếu máu nguyên bào khổng lồ, tế bào hồng cầu to hơn mức bình thường, tổng hợp DNA bị suy giảm. Khi cơ thể không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đến các mô, bạn có thể cảm thấy yếu, mệt mỏi. Nếu tình trạng này kéo dài, không thuyên giảm dù đã cố gắng khắc phục thì bạn nên gặp bác sỹ để kiểm tra nồng độ vitamin B12 trong máu.

Lê Tuyết (Theo Hindustan Times)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp