Coenzyme Q10 được chứng minh là mang lại hiệu quả tích cực ở những bệnh nhân bị cholesterol cao
Phụ nữ có cholesterol càng cao, tỷ lệ ung thư vú càng thấp?
Cần làm gì khi cholesterol trong máu tăng cao?
Những thực phẩm làm tăng cholesterol xấu gây hại sức khỏe
Giảm cholesterol, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ nhờ tỏi
Chức năng của Coenzyme Q10
Coenzyme Q10 là một pro-vitamin, có khả năng hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh ở cấp độ tế bào. Nó tham gia vào quá trình tổng hợp protein, tăng cường cơ bắp, thúc đẩy hệ miễn dịch và cung cấp năng lượng cho cơ thể… Theo MedlinePlus - Cổng thông tin Trực tuyến của Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, bổ sung coenzyme Q10 cho thấy những hiệu quả tích cực ở những bệnh nhân bị cholesterol cao. Cụ thể, nó giúp kiểm soát huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, suy dưỡng cơ và ngăn ngừa chứng đau nửa đầu.
Thông thường, cơ thể có thể tự sản xuất ra Coenzyme Q10 để phục vụ cho các hoạt động. Tuy nhiên, các loại hải sản và thịt cũng có thể cung cấp một lượng nhỏ loại vi chất này.
Coenzyme Q10 và Statins
Statin là nhóm thuốc được kê đơn phổ biến để điều trị cholesterol cao. Tuy nhiên, những người dùng statin đôi khi được khuyến cao nên bổ sung thêm coenzyme Q10, vì các thuốc hạ cholesterol có thể làm giảm lượng coenzyme Q10 trong máu. Do đó, thực hiện bổ sung coenzyme Q10 sẽ làm tăng lượng chất chống oxy hóa mà không làm ảnh hưởng đến tác dụng của statin. Trên thực tế, bổ sung Coenzyme Q10 có thể giúp làm giảm các tác dụng phụ của statin như đau cơ và đau khớp.
Bổ sung coenzyme Q10 sao cho an toàn?
Hầu hết mọi người đều nhận xét, bổ sung coenzyme có tác dụng tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, một số người cũng có thể gặp phải các phản ứng phụ như: Tiêu chảy, ăn mất ngon, buồn nôn và nôn.
Bên cạnh đó, coenzyme Q10 có thể làm hạ huyết áp, vì vậy bạn không nên uống nó trong vòng 2 tuần sau khi phẫu thuật, hoặc khi bạn đang dùng thuốc hạ huyết áp. Ngoài ra, một số tương tác thuốc cũng có thể xảy ra, do đó để an toàn, bạn hãy nói chuyện với bác sỹ của bạn trước khi có ý định bổ sung coenzyme Q10.
Các phương pháp khác để hạ cholesterol
Ngoài việc sử dụng thuốc, người có cholesterol cao cần thay đổi lối sống, tăng cường tập thể dục, duy trì cân nặng hợp lý, ăn ít các thực phẩm chứa nhiều chất béo chuyển vị, chất béo bão hòa. Bổ sung thêm các loại rau xanh, trái cây và ngũ cốc trong chế độ ăn hàng ngày… sẽ giúp tăng hiệu quả giảm cholesterol trong cơ thể. Điều này đặc biệt quan trọng, nhất là khi bạn có các yếu tố nguy cơ sức khỏe khác như: Bệnh tim, tăng huyết áp, cholesterol HDL thấp và có tiền sử gia định mắc bệnh về tim mạch.
Quang Tuấn H+ (Theo Livestrong)
Để biết thêm thông tin chi tiết sản phẩm, liên hệ số điện thoại: 1900 6936
XNQC: 1608/2015/XNQC-ATTP
* Sản phẩm/thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất, nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Bình luận của bạn