Củ kiệu có vị cay, đắng, tính ôn, thông hoạt lợi, thông dương, tán kết, hành khí, giảm đau
Bữa sáng đơn giản với món soup cà rốt thanh đạm ăn kèm bánh mỳ
Lòng gà xào mướp hương: Món ăn tốn cơm ngày trở lạnh
Món ngon với đuôi lợn: Chàng ăn vào nàng thích mê
2 món soup ngon miệng giúp bé ấm bụng mùa Đông
Củ kiệu có tên khoa học là Allium chinense, thường được dùng để muối dưa, còn lá kiệu được dùng làm gia vị như một loại rau thơm. Kiệu có vị cay, đắng, tính ôn, thông hoạt lợi, thông dương, tán kết, hành khí, giảm đau. Dùng củ kiệu có thể chữa đau bụng, tức ngực, khó thở, sưng đau cơ khớp, viêm mũi mạn tính…
Sau đây là đơn thuốc chữa các chứng bệnh bằng củ kiệu:
1. Củ kiệu chữa tức ngực, khó thở
Nguyên liệu: 15gr củ kiệu, gạo kê, gia vị, dầu vừng.
Cách làm: Củ kiệu giã nát, gạo kê nấu thành cháo. Trộn củ kiệu giã nát vào cháo gạo kê và thêm gia vị vào vừa phải, cho thêm ít dầu vừng là có thể dùng được. Ăn món này liên tục trong 7 ngày, ngày 2 buổi (sáng và tối) có tác dụng chữa chứng tức ngực, khó thở.
2. Củ kiệu chữa bệnh sưng đau cơ khớp
Nguyên liệu: 20gr củ kiệu, giấm.
Cách làm: Giã nát củ kiệu, sau đó hòa với giấm, trộn đều rồi hâm nóng. Dùng hỗn hợp này khi còn ấm, đắp lên chỗ khớp sưng đau. Đắp 2 lần/ngày giúp chữa bệnh sung đau cơ khớp.
3. Củ kiệu chữa bỏng nhẹ (vết bỏng không bị trợt da)
Nguyên liệu: Củ kiệu.
Cách làm: Củ kiệu giã nát, sau đó trộn với mật ong. Vệ sinh sạch chỗ bị bỏng và đắp vào, nên đắp 3 lần/ngày.
4. Củ kiệu trị chứng nôn khan
Nguyên liệu: Củ kiệu, nước 500ml.
Cách làm: Cho củ kiệu vào 500ml nước rồi đem sắc còn khoảng 250ml.
Dùng nước này uống lúc còn ấm, ngày uống 3 lần (sáng, trưa, tối) và uống trước bữa ăn trong 3 ngày.
5. Chữa viêm mũi mạn tính
Nguyên liệu: Củ kiệu 9gr, tân di hoa 6gr, mộc qua 9gr, nước.
Cách làm: Các nguyên liệu này rửa sạch rồi nấu cùng với nước. Dùng nước này uống trong 7 ngày. Trong mùa lạnh, nên uống liên tục trong 10 ngày, nghỉ 1 tuần rồi tiếp tục uống.
Bình luận của bạn